Table of Contents
Xi măng là vật liệu quan trọng trong xây dựng dân dụng không còn xa lạ. Tuy nhiên mác xi măng là gì thì có nhiều người chưa từng nghe hoặc chưa nắm rõ được khái niệm này. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của mác xi măng để áp dụng vào xây dựng nhé.
Mác xi măng là gì?
Mác xi măng được hiểu là cường độ chịu nén của xi măng. Khi bạn đem vữa xi măng + cát + nước trộn theo một tỷ lệ tiêu chuẩn. Mác xi măng còn được gọi là mác bê tông.
Tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu xây dựng đối với các công trình khác nhau mà quy định về kích thước của mác xi măng là khác nhau. Để các tiêu chuẩn được chính xác thì chúng ta nên dùng hệ số chuyển đổi.
Tiêu chuẩn về mác xi măng trong xây dựng
Có nhiều cách để xác định mác xi măng tiêu chuẩn trong xây dựng. Để xác định được mác xi măng thực tế, cần phải có ít nhất một tổ hợp mẫu lấy tại ngay công trường. Bao gồm ba mẫu thành phẩm bê tông đồng nhất về vị trí, phương pháp lấy mẫu và điều kiện dưỡng hộ.
Đối với các cấu trúc lớn, các mẫu trên cùng cấu trúc phải ở các vị trí khác nhau. Cũng như số lượng của chúng phải đủ lớn để mang tính đại diện cho toàn bộ cấu trúc đó.
Các giá trị trung bình của điều kiện ứng suất nén tại thời điểm phá hủy của cả ba mẫu được lấy để xác định mác của xi măng làm nên mẫu bê-tông ấy (thường rơi vào 28 ngày tuổi).
Nếu thời điểm nén mẫu không phải là 28 ngày sau khi ninh kết xi măng (thường là 3 hoặc 7 ngày sau đó) thì mác xi măng được xác định gián tiếp thông qua biểu đồ tăng trưởng. Cường độ của mẫu xi măng tiêu chuẩn là đã ninh kết tương ứng.
Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hoặc 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh. Chưa được xác định chính thức. Kết quả nén mẫu ở 28 ngày coi là mác xi măng thực tế.
Cấu trúc bê-tông tại vị trí được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của mỗi mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế. Tuy nhiên đồng thời không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả kiểm tra dưới 85% mác thiết kế.
Cường độ chịu nén của mác xi măng
Khi nói đến mác xi măng là nói đến cường độ chịu nén của một mẫu xi măng đã ninh kết.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3105: 1993, TCVN 4453: 1995), mẫu đo cường độ là mẫu bê tông hình khối có kích thước 150 mm x 150 mm x 150 mm theo tiêu chuẩn được TCVN 3105: 1993. Được dưỡng hộ trong vòng 28 ngày sau khi xi măng đã ninh kết.
Sau đó mẫu ấy được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu. Qua đó ta xác định được cường độ chịu nén của mẫu, Trong các đơn vị MPa (N / mm²) hoặc daN / cm² (kg / cm²).
Theo quy định về kết cấu xây dựng thì bê-tông phải chịu được nhiều tác động như: chịu nén tốt, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là lợi thế lớn nhất.
Do đó, cường độ chịu nén thường được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của mác xi măng.
Bảng cường độ chịu nén của mác xi măng:
Cấp độ bền, chịu nén | Cường độ trung bình của mẫu thử tiêu chuẩn | Mác theo cường độ chịu nén | cấp độ bền, chịu nén | Cường độ trung bình của mẫu thử tiêu chuẩn | Mác theo cường độ chịu nén |
B3.5 | 4,50 | M50 | B35 | 44,95 | M450 |
B5 | 6,42 | M75 | B40 | 51,37 | M500 |
B7.5 | 9,63 | M100 | B45 | 57,80 | M600 |
B10 | 12,84 | M150 | B50 | 64,22 | M700 |
B12.5 | 16,05 | M150 | B55 | 70,64 | M700 |
B15 | 19,27 | M200 | B60 | 77,06 | M80 |
B20 | 25,69 | M250 | B65 | 83,48 | M900 |
B22.5 | 28,90 | M300 | B70 | 89,90 | M900 |
B25 | 32,11 | M350 | B75 | 96,33 | M1000 |
B27.5 | 35,32 | M350 | B80 | 102,75 | M1000 |
B30 | 38,53 | M400 |
Các loại mác xi măng
Mác xi măng được phân thành nhiều loại như 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Và giá xi măng cho mỗi loại mác này lại khác nhau
Ví dụ : khi nói đến mác xi măng 200 chính là nói về ứng suất nén của mẫu bê-tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở 28 ngày tuổi, đạt 200 kG / cm².
Còn cường độ chịu nén mác xi măng 200 thì chỉ là 90 kG / cm². Được lấy để tính toán theo thiết kế cấu trúc của mẫu xi măng đã ninh kết. Tạo thành bê-tông theo trạng thái giới hạn. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng hiện đại. Con người có thể sản xuất xi măng có cường độ chịu nén đến 1000 kg / cm² một cách đơn giản.
Xem thêm Video sau về Mác bê tông 200
(Nguồn: Youtube)
Công thức trộn mác xi măng theo tỷ lệ chuẩn
Cách trộn bê tông đúng mác bê tông theo tỷ lệ là cách trộn vữa xây đúng mác. Giúp cho bê tông được chất lượng và làm việc hiệu quả nhất
Bê tông là hỗn hợp vật liệu gồm cát + đá + nước + xi măng. Vậy trộn như thế nào để đạt đúng mác theo quy định? Hầu hết, trên bao bì xi măng có ghi tỷ lệ trộn cho 1m3 bê tông.
Lấy thùng sơn 18 lít để làm tiêu chuẩn thì tỷ lệ trộn bê tông của từng loại mác sẽ là:
+ Bê tông mác 200: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá
+ Bê tông mác 250: 1 bao xi măng + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá
+ Bê tông mác 300: 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách tính mác bê tông để tính khối lượng bê tông dựa vào bảng cấp phối bê tông của tất cả loại mác được sử dụng trong xây dựng. Những số lượng trong công thức trên đây chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi trên điều kiện xây dựng thực tế.
Bảng cấp phối mác xi măng PC30
Mác xi măng | Xi măng PC30 (Kg) | Cát vàng (m3) | Đá (m3) | Nước (lít) |
Mác xi măng 100 đá 4×6 | 200 | 0.53 | 0.94 | 170 |
Mác xi măng 150đá 4×6 | 257 | 0.51 | 0.92 | 170 |
Mác xi măng 150 đá 1×2 | 288 | 0.50 | 0.91 | 189 |
Mác xi măng 200 đá 1×2 | 350 | 0.48 | 0.89 | 189 |
Mác xi măng 250 đá 1×2 | 415 | 0.45 | 0.9 | 189 |
Mác xi măng 300 đá 1×2 | 450 | 0.45 | 0.887 | 176 |
Mác xi măng 150 đá 2×4 | 272 | 0.51 | 0.91 | 180 |
Mác xi măng 200 đá 2×4 | 330 | 0.48 | 0.9 | 180 |
Mác xi măng 250 đá 2×4 | 393 | 0.46 | 0.887 | 180 |
Mác xi măng 300 đá 2×4 | 466 | 0.42 | 0.84 | 185 |
(Số liệu mang tính tham khảo)
Xi măng PC hay PCB là gì?
Xi măng PC là xi măng Pooc-lăng được nghiền từ clinker với một lượng thạch cao nhất định chiếm từ 5%. Chất lượng xi măng Pooclăng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2682:2009. Bao gồm 3 mác PC30, PC40 và PC50.
Xi măng PCB là xi măng Pooc-lăng hỗn hợp. Được sản xuất từ việc nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia Lượng phụ gia kể cả thạch cao không quá 40% trong đó thì phụ gia đầy không quá 20%. Chất lượng xi măng Pooc-lăng hỗn hợp được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6260:2009. Bao gồm 3 mác PCB30, PCB40 và PCB50.
Như vậy có thể thấy về cơ bản 2 loại xi măng PC và PCB không khác nhau là mấy. Theo các chỉ tiêu chất lượng của xi măng của hai tiêu chuẩn TCVN 2682:2009 và TCVN 6260:2009. Có thể nhận thấy chúng chỉ khác đôi chút về hàm lượng phụ gia có trong đó. Xi măng PC thì cường độ ban đầu sớm hơn xi măng PCB. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng của 2 loại xi măng PC và PCB giống nhau. Và sự khác biệt là ở cường độ lúc 3 ngày tuổi.
Trên đây là những thông tin cơ bản để giải đáp thắc mắc mác xi măng là gì, các tiêu chuẩn và cường độ chịu nén của mác xi măng. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức quan trọng trong việc quản lý và xây dựng công trình của mình.