Table of Contents
Trong xây dựng, định mức hao hụt bê tông là một thuật ngữ mà người trong ngành hầu như đã được nghe và biết điến. Nó là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Trước khi thi công bất kỳ công trình lớn nhỏ nào đều sẽ phải tính định mức hao hụt bê tông. Cùng tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và một số kinh nghiệm hạn chế sự hao hụt bê tông nhé!
Định mức hao hụt bê tông là gì?
Giải thích theo chuyên ngành thì định mức hao hụt là định mức kinh tế – kỹ thuật quy định về mức hao phí của từng loại vật liệu để cấu thành nên một đơn vị khối lượng trong công tác xây dựng. Hoặc một loại kết cấu hay cấu kiện xây dựng. Phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy phạm về thiết kế – thi công hiện hành.
Định mức hao hụt bê tông trong xây dựng là một trong những thuật ngữ chuyên ngành. Bất cứ người nào làm trong ngành xây dựng đều đã nghe hoặc đã biết đến.
Vậy định mức hao hụt bê tông cụ thể là gì? Nó chính là mức hao hụt của các vật liệu cấu tạo nên bê tông như xi măng, cát, đá, sỏi,…
Ngoài việc hao hụt do vật liệu cấu tạo nên bê tông. Thì định mức hao hụt còn được tính theo độ hao hụt vữa trong khi vận chuyển và đổ bê tông vào công trình. Theo những người có kinh nghiệm thì định mức hao hụt bê tông sẽ được tính dựa trên khối lượng gốc.
Nguyên nhân gây ra sự hao hụt bê tông
Các lý do gây ra sự hao hụt bê tông khi xây dựng và thi công công trình:
+ Dính khuôn, co ngót và rơi vãi nguyên vật liệu khi trộn bê tông
+ Do võng và nở bụng cốp pha
+ Rủi ro trong khi trộn và đổ bê tông: trời mưa, thời tiết xấu, nước xi măng chảy,…
+ Do sai sót trong quá trình trộn hoặc gián đoạn kỹ thuật phải bỏ đi và bù lại
+ Một xe bê tông phải lấy mẫu, mỗi lần đổ phải thụt rửa đường ống và vận chuyển dư
Có rất nhiều nguyên nhân gây hao hụt bê tông. Nhưng chủ yếu là do nguyên liệu hao hụt trong quá trình vận chuyển và hao hụt vữa khi đổ bê tông vào công trình.
Cách định mức hao hụt bê tông thương phẩm
Bê tông thương phẩm thực chất là tên gọi khác của bê tông tươi. Trước khi thi công xây dựng bất cứ công trình lớn nhỏ nào đều sẽ phải tính định mức hao hụt bê tông tươi. Đây được xem là định mức sử dụng vật liệu cho công trình đó.
Chỉ số hao hụt theo quy định sẽ phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn thi công.
Định mức hao hụt bê tông sẽ bao gồm sự hao hụt nguyên liệu khi trộn và hao hụt khi vận chuyển đổ bê tông vào công trình.
Chỉ số hao hụt được theo công thức sau.
= 1000Vx + Vc + Vđ
Trong đó: Vx là thể tích của xi măng / m3; Vc là thể tích của cát / m3; Vđ là thể tích của đá / m3.
Lưu ý, tỷ lệ hao hụt vữa trong khi vận chuyển và đổ bê tông vào công trình sẽ được gộp vào với nhau. Tỷ lệ hao hụt đó được tính theo số lượng gốc ban đầu.
Bảng định mức hao hụt vữa bê tông
Khi tính định mức hao hụt của vữa bê tông, ngoài việc tính hao hụt của các vật liệu cấu tạo nên nó. Định mức này còn được tính bao gồm cả sự hao hụt khi di chuyển và đổ bê tông đã trộn vào công trình xây dựng.
Tỷ lệ hao hụt được tính so với khối lượng gốc. Sau đây là bảng định mức hao hụt vữa bê tông:
Loại bê tông | Mức hao hụt (%) |
Bê tông đổ tại chỗ bằng thủ công, bằng cần cẩu | 2,5 |
Bê tông đổ tại chỗ bằng máy bơm bê tông | 1,5 |
Bê tông đổ tại chỗ cọc khoan nhồi vách bằng Ben tô nít | 15 |
Bê tông đổ tại chỗ cọc khoan nhồi có ống vách | 10 |
Bê tông ống xi phông, ống bụng, ống phun, cầu máng, ống cống, vòm, miệng phễu đổ tại chỗ bằng thủ công | 5 |
Bê tông đúc sẵn | 1 |
Kinh nghiệm hạn chế sự hao hụt bê tông
Trong quá trình thi công có thể xảy ra rất nhiều rủi ro gây ra sự hao hut. Sau đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp hạn chế sự hao hụt khi đổ bê tông.
1/ Kiểm tra khung bê tông
Kiểm tra khung bê tông là lưu ý đầu tiên để hạn chế sự hao hụt. Trước khi bắt đầu quá trình thi công xây dựng, người thực hiện cần kiểm tra tổng quát một lượt khung. Xem đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
Việc kiểm tra giúp điều chỉnh và thay đổi về khung dễ dàng hơn so với khi đã đổ bê tông. Đồng thời nó cũng giúp bảo đảm được tính an toàn và chất lượng toàn vẹn cho các công trình.
Trước đây, kiểm tra khung bê tông thường dùng cách thủ công. Tuy nhiên, ngày nay với công nghệ hiện đại phát triển, việc kiểm tra khung được tiến hành bằng máy. Giúp giảm thiểu được công sức và tiết kiệm thời gian lao động.
2/ Chiều cao của bê tông
Cần tính toán độ rơi của bê tông và phải có số liệu đạt chuẩn để hạn chế được tối đa sự hao hụt khi đổ bê tông.
Khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông đến mặt sàn không quá 1,5 m. Giúp khối lượng bê tông đồng đều hơn. Để tránh hiện tượng nứt vỡ bê tông.
Theo sự tính toán của các chuyên gia, chỉ nên để chiều cao rơi tự do của bê tông dưới 1,5 m. Mục đích để tránh hiện tượng bê tông bị phân tầng trong quá trình đổ. Và tránh sự hao hụt của bê tông.
3/ Thời gian đổ bê tông
Thời gian đổ bê tông là lưu ý cuối cùng để giảm thiểu sự hao hụt bê tông. Khoảng cách thời gian đổ bê tông của xe trước và xe sau không nên quá 30 phút.
Đây là thời gian lý tưởng nhất để đảm bảo chất lượng và bề mặt của bê tông.
Đặc biệt tránh đổ bê tông khi trời mưa, vì nó có thể làm hao hụt và làm loãng vữa bê tông. Trường hợp đang trộn hoặc đổ bê tông mà gặp mưa. Nên nhanh chóng căng bạt che và kiểm tra lại hệ thống thoát nước.
Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về định mức hao hụt bê tông và kinh nghiệm để hạn chế được sự hao hụt bê tông trong xây dựng!