Table of Contents
Bạn đang có ý định xây nhà và bạn đang tìm hiểu về các loại móng nhà ở. Bạn dự định làm móng băng cho ngôi nhà của mình nhưng chưa hiểu rõ về loại móng này. Sau đây bài viết sẽ sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất cũng như đổ móng băng là gì để bạn tham khảo và áp dụng thực tế.
Tìm hiểu chung đổ móng băng là gì
Móng băng chính là loại móng thường được thiết kế có hình dạng một dải trải dài. Nhưng cũng có thể độc lập hoặc được bố trí giao nhau theo hình chữ thập. Mục đích của móng băng là dùng để đỡ được toàn bộ kết cấu, trọng lượng của cả tòa nhà.
Nhằm đảm bảo được độ an toàn cao nhất cho công trình. Người ta có thể đưa ra quyết định sử dụng các loại móng băng sao cho phù hợp tùy thuộc vào điều kiện địa hình, quy mô diện tích khác nhau. Cũng như độ bền, độ cứng, mức lún của đất ở khu vực đó.
1/ Cấu tạo móng băng
Cấu tạo của móng băng bao gồm các lớp như sau:
– Lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng chạy liên tục để liên kết móng thành một khối dầm mỏng.
– Tiếp đến là lớp bê tông lót dày 100mm
– Kích thước bản mỏng phổ thông thường: (900mm – 1200mm) x 350mm
– Kích thước dầm móng phổ thông: 300mm x (500 mm– 800mm)
– Thép bản mỏng phổ thông: Φ12a150
– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
2/ Phân loại móng băng
Móng băng bê tông cốt thép
Móng băng bê tông cốt thép chịu được nhà có trọng tải lớn mà các loại móng khác không làm được. Hơn nữa loại móng này cũng hay được sử dụng khi trên nền đất yếu.
Nếu độ sâu chôn móng bị hạn chế hoặc yêu cầu của nhà cần có móng ổn định và cường độ cao (như nhà chịu chấn động lớn). Thì sử dụng móng băng bê tông cốt thép là rất hợp lý. Và giúp tiết kiệm chi phí hơn so với móng gạch thông thường.
Móng băng và ép cọc
Đây là loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Ở Việt Nam thường sử dụng cọc tre, cọc tràm để gia cố nền đất móng công trình. Hiện nay có sử dụng thêm cọc bê tông cốt thép để ép cọc xuống nền tạo độ chắc chắn hơn.
Kết cấu móng băng cho từng công trình
1/ Móng băng nhà cấp 4
Móng băng thường được sử dụng trong các ngôi nhà truyền thống, nhà cổ xưa mà các cụ làm. Và cũng được áp dụng nhiều vào nhà cấp 4.Tuy nhiên trước kia móng băng chỉ được làm bằng gạch.
Còn hiện nay khi điều kiện kinh tế phát triển thì chủ đầu tư thường làm móng băng bằng bê tông. Vì độ bền của bê tông cao hơn, tuổi thọ dài hơn, kết cấu vững chắc nhưng chi phí lại cao hơn.
2/ Móng băng nhà 2 tầng
Móng băng là một trong những loại móng nhà 2 tầng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại móng có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng. Ở nhà 2 tầng thì móng băng thường được dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột.
Móng băng được sử dụng ở những vùng có điều kiện địa chất kém. Móng băng có đặc tính lún đều và có ưu điểm là rất dễ thi công, gồm 3 loại là móng cứng, móng mềm, móng kết hợp.
Đối với nhà 2 tầng điển hình thì nên chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất.
3/ Móng băng nhà 3 tầng
Kết cấu móng băng nhà 3 tầng được thiết kế vô cùng tỉ mỉ. Bao gồm nhiều lớp như 1 lớp bê tông lót móng, sau đó là bản móng chạy liên tục giúp liên kết toàn bộ móng thành một khối kiên cố. Chính nhờ vào sự liên kết này mà các thanh thép ngang mới giúp tạo nên một hệ khung móng vững chắc.
– Kích thước phổ thông nhất của kết cấu móng băng nhà 3 tầng: (900 – 1200) x 350 mm
– Kích thước dầm kết cấu móng băng nhà 3 tầng là: 300 x (500 – 700) mm
– Lớp bê tông lót móng càng dày sẽ càng có lợi cho công trình, độ dày khoàng 10cm. Nó sẽ giúp cho móng tránh tiếp xúc trực tiếp với đất. Và tránh tình trạng đất bị kết dính với bê tông khiến cho móng không được cao, dễ bị sụt lún và bị xô lệch không chuẩn kích thước như ban đầu.
4/ Móng băng nhà 4 tầng
Nếu bạn đang xây dựng nhà 4 tầng trên nền đất quá yếu. Độ lún không đều nhau thì việc chọn móng băng là giải pháp thích hợp nhất. Móng băng giúp ổn định nền đất. Và đảm bảo các phần bên trên không bị nghiêng hay nứt tường…
Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều. Ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
5/ Móng băng nhà 5 tầng
Đối với nhà 5 tầng thì móng băng cũng là loại móng rất được hay ứng dụng vào. Áp dụng móng băng khi xây nhà 5 tầng thì các hàng cột hoặc tường có cả 2 phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng.
Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng dọc nhà và móng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên phần móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
So sánh móng băng với với loại móng khác
1/ Móng băng và móng cốc
Móng cốc hay được gọi cái tên khác là móng đơn. Là một loại móng được sử dụng rộng rãi ở hầu hết những công trình xây dựng có tải trọng nhỏ. Nó có tác dụng đỡ những cột sắt buộc chặt nhau. Góp phần làm hệ thống khung nhà chắc chắn và kiên cố hơn.
Loại móng này được bố trí ngay dưới những chân cột với những hình dáng khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn…
Thông thường móng cốc được sử dụng cho những tòa nhà 3 tầng trở xuống, và được xây dựng trên nền đất cứng. So với móng băng, móng cốc không được lựa chọn xây trên nền đất yếu và các công trình có tải trọng lớn.
2/ Móng băng và móng bè
So với móng băng thì móng bè có một lợi thế hơn. Móng bè dùng ở nơi có địa chất tốt, ít chịu tác động hai chiều. Các công trình trọng nhỏ và vừa là điều lí tưởng để làm móng bè bởi độ sâu chôn móng rất phù hợp. Không quá lo lắng khi chỉ bỏ ra một số tiền vừa phải, bạn đã xây dựng được móng bè chắc chắn với thời gian thi công cực nhanh.
Móng bè còn một số hạn chế như: dễ bị lún khi chịu tác động, ảnh hưởng tới nền móng kết cấu các công trình lân cận. Loại móng này chỉ áp dụng được với một số loại đất nhất định, không phải loại địa hình nào cũng làm được.
Cách đổ móng băng chuẩn chất lượng
Để mặt bằng móng băng có thể đỡ được tường hay cột nhà. Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công cũng như sử dụng lâu dài. Thì khối lượng bê tông móng băng, kỹ thuật thi công móng băng, cách bố trí thép móng băng phù hợp. Các vấn đề khác liên quan trong quá trình hoàn thiện kết cấu móng băng cần phải nắm rõ. Sau đây là hướng dẫn cách đổ móng băng chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng cho công trình.
1/ Giải phóng mặt bằng
Móng có được làm đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguồn nhân công, trang thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng.
Các kỹ sư cần thông thạo cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng, lựa chọn xi măng, cát, đá, thép… có chất lượng đảm bảo, đồng thời, phải đầy đủ về số lượng. Kết cấu móng băng có vững chắc, đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng cũng như tiến độ thi công hay không phụ thuộc rất lớn vào điều này.
2/ San lấp mặt bằng và công tác đất
Dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ, thi công san lấp mặt bằng sẽ giúp cho quá trình hoàn thiện móng được triển khai trong điều kiện tốt, giúp đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng dự án. Đây là bước tiếp theo sau khi hoàn tất giai đoạn giải phóng mặt bằng cần thực hiện trong kỹ thuật thi công móng.
Trong bước này, bạn sẽ thực hiện các công việc sau:
– Định vị các trục công trình trên khu đất.
– Đào đất theo trục đã định vị với kích thước đã được xác định.
– Dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nước bên dưới hố móng.
3/ Cốt thép và bố trí thép móng băng
Các bước làm cốt thép kết cấu móng băng:
– Cần thực hiện đầu tiên đó chính là gia công thép theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế.
– Tạo khoảng trống với đất nền bằng cách lót bê tông hoặc gạch bên dưới.
– Đặt bản kê lên trên bê tông hoặc gạch lót.
– Đặt thép móng băng
– Đặt thép dầm móng
– Đặt thép chờ cột
4/ Công tác cốt pha
Lưới thép đã định hình trước thì cốt pha sẽ được đặt theo. Sau đó, tiến hành lắp hệ thống ván khuôn cho quy trình đổ bê tông móng. Ván khuôn phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu chất lượng với từng loại móng để đảm bảo chất lượng móng băng được hoàn hảo nhất.
Các thanh chống tăng cũng phải được kê trên những tấm ván dày tối thiểu 4cm nhằm làm giảm lực xê dịch hay xô ngang trong khi đổ bê tông.
Lưu ý là trong công tác làm cốt pha thì tim móng và cột phải được xác định cao độ.
5/ Đổ bê tông móng
Quá trình này đòi hỏi sự cẩn trọng trong chất lượng cũng như kỹ thuật trộn bê tông để đảm bảo móng đáp ứng yêu cầu. Bê tông đạt chất lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
– Vật liệu đá, sỏi, cát phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và kích thước để bô tông không bị nổi bong bóng (sẽ làm rỗng thành phẩm).
– Xi măng: lựa chọn xi măng đúng mác và yêu cầu mac xi măng phải cao từ các công ty sản xuất uy tín, nhằm đảm bảo được chất lượng.
Sau khi hoàn tất công tác đổ bê tông thì tiến hành đầm dùi, đầm bàn để nén bê tông. Giúp bề mặt chắc và không bị chảy. Đảm bảo bê tông được đổ vào móng đầy và chắc. Không được trộn lẫn rác vào bê tông.
Lưu ý khi thi công móng băng là chất lượng của móng phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Móng kém sẽ dễ dẫn đến tình trạng sụt, lún, nứt tường, nứt móng, nhà bị nghiêng… Do đó, trước khi thi công, các kỹ sư cần khảo sát thực tế địa chất tại khu vực thi công. Đảm bảo thi công móng chất lượng cho công trình
Trên đây là toàn bộ thông tin về móng băng cũng như quy trình thi công kỹ thuật chuẩn chất lượng. Nếu bạn có nhu cầu về các vật liệu xây dựng như đá, sỏi, cát, gạch, xi măng,… hãy liên hệ ngay với VLXD SỸ MẠNH
Hotline : 0937.181.999