Table of Contents
Bê tông là nguyên liệu không thể thiếu trong mọi công trình xây dựng hiện nay. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng thì vấn đề chất lượng công trình cũng ngày càng được quan tâm chú trọng. Tuân thủ đúng theo các yêu cầu và nguyên tắc trong việc đổ bê tông nhà cao tầng là yếu tố bắt buộc nếu muốn quá trình thi công diễn ra suôn sẻ ngay từ đầu. Vậy đổ bê tông nhà cao tầng cần lưu ý những bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Lưu ý về đổ bê tông cột
Cách đổ bê tông cột không bị rỗ?
Cấp phối đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn khi trộn bê tông (nếu là bê tông tự trộn). Lắp dựng kín khít cốp pha và làm cốp pha đủ ẩm, đặc biệt chú ý trong thời tiết hanh khô.
Trong trường hợp đổ bê tông cột mà có ít cốt thép, cần chú ý bảo đảm cốt thép không bị xoắn và uốn cong. Đổ bê tông cốt thép, cần chú ý đầm chọc kỹ ở các góc cạnh và gõ thành ngoài cốp pha, để bê tông không bị rỗ ở lớp bảo vệ. Chú ý để các đầu thép chờ từ móng cột phải định vị đúng vị trí thép dọc của cột. Thép đai cột không cần phải giống nhau suốt chiều cao cột. Cần tăng số lượng đai gấp đôi ở vị trí nối chồng thép (thường ở chân cột).
Đổ bê tông cột đến đâu thì dừng?
Muốn biết được đổ cột bê tông đến đâu thì dừng ta cần biết được chiều cao của sàn cần đổ là bao nhiêu. Chiều cao của dầm là bao nhiêu. Sau đó ta lấy chiều cao sàn trừ đi chiều cao của dầm sẽ ra chiều cao của cột.
Đổ bê tông cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông được đổ tại chỗ vào nền đất trong các lỗ khoan bằng phương pháp khoan tạo lỗ. Cọc khoan nhồi được dùng để gia cố nền đất và liên kết với móng nhằm giữ cố định cho công trình.
Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên đơn vị thi công phải tiến hành khảo sát địa chất và dựa vào đó có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của nền đất tương đương với sức chịu tải do vật liệu làm cọc. Từ đó, việc thi công nền móng sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn.
Thi công cọc khoan nhồi là một giải pháp hợp lý và kinh tế nhất. Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cao tầng như khách sạn, cao ốc văn phòng, nhà chung cư,… Đặc biệt là các công trình có tải trọng lớn.
Những lưu ý khi đổ bê tông sàn
Đổ bê tông sàn mác bao nhiêu
Tùy thuộc vào công trình bạn có thể lựa chọn mác bê tông theo hướng dẫn sau để mang lại hiệu quả về mặt kinh tế khi xây dựng:
- Với nhà dưới 3 tầng: sử dụng mác bê tông 200, với nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác 250.
- Với nhà từ 4 đến 6 tầng: sử dụng mác 250, với nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác 300.
- Với nhà từ 6 đến 10 tầng: Sử dụng mác 300, với các cấu kiện vượt nhịp lớn nên trao đổi với kỹ sư kết cấu để đưa ra phương án thiết kế hợp lý.
Đổ bê tông sàn bao lâu thì tưới nước?
Sau 24h thì bạn có thể tiến hành phun ẩm bề mặt bê tông dưới dạng sương. Trong tuần đầu, cần tưới liên tục lên bề mặt bê tông. Nếu trong vòng hai ngày sau khi đổ bê tông, gặp trời mưa phải tiến hành che chắn, không để mưa rơi trực tiếp làm rỗ mặt bê tông. Trong 3 ngày đầu, không được đi lại hay để vật liệu lên sàn bê tông mới đổ. Trong 7 ngày đầu, ban ngày tưới 3 giờ 1 lần, ban đêm ít nhất 1 lần.
Từ 14 đến 18 ngày phải tưới ít nhất 3 lần mỗi ngày đêm. Công việc bảo dưỡng phải duy trì đều đặn trong vòng một tuần lễ sau ngày đổ bê tông. Nếu trời mát có thể giảm bớt, nhưng nếu trời nắng nóng phải thường xuyên và kéo dài hơn.
Tại sao đổ bê tông sàn lại bị nứt?
- Do thay đổi của khí hậu: sự nở ra hay co lại của bê tông phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường.
- Do nền móng: móng lún không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn.
- Do tải trọng: tải trọng ảnh hưởng đến kích thước và vị trí phân bổ khe nứt trên nền tảng bê tông cốt thép.
- Quá trình thi công để mạch ngừng: vết nứt sẽ chạy theo hướng mạch ngừng (tức là quá trình thi công bị gián đoạn, sử dụng chất liệu làm bê tông khác nhau giữa các lần này).
- Do biến dạng của tòa nhà: các tòa nhà, công trình có dạng ống thì tỷ lệ nứt cao hơn các dạng công trình khác.
- Chất lượng bê tông không đảm bảo: Mác bê tông không đủ. Đầm không kỹ trong quá trình đổ bê tông. Mất nước xi măng do ngấm xuống đất hoặc do ván khuôn sàn bị hở. Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ). Đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
- Do cốt thép: bố trí thép quá thưa, bản quá rộng.
- Do không bảo dưỡng tốt: sau khi đổ để thiếu nước dưỡng ẩm dẫn đến bê tông bị khô, nứt. Hiện tượng này đi kèm với bề mặt bê tông bị trắng phấn bề mặt.
Lưu ý khi đổ bê tông mái nhà
Đổ bê tông mái nhà dày bao nhiêu
Hiện nay có 2 cách tính bề dày mái nhà bê tông được nhiều người áp dụng, cụ thể như sau:
Công thức tính mái bê tông cốt thép toàn khối:
h=(D/m)Lng
Trong đó:
- h được coi là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại mái dân dụng, công nghiệp hay thương mại.
- Lng là chiều dài cạnh ngắn.
- D là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường sẽ dao động trong khoảng 0,8 – 1,4.
- m là loại dầm, dao động trong khoảng 30 – 35.
Công thức này có giá trị số D và m dao động trong khoảng khá lớn nên chưa được tiện lợi cho người sử dụng.
Chiều dày tối thiểu AIC
Đối với bản kê bốn cạnh (kể cả bản loại dầm), AIC đưa ra trị số h min theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng cả dầm và loại thép.
Khi 0,2 < α < 2,0, chiều dày sàn không nhỏ hơn:
h = Ld [0,8 + (fy/200.000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in
Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:
h = Ld [0,8 + (fy/200.000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)
Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sàn = EdJd/EsJ.
Đổ bê tông mái mác bao nhiêu
Với công trình dân dụng, bê tông dùng để đổ mái thường dùng mác 200 hoặc 250. Với các công trình lớn hơn thì dùng mác 300 hoặc hơn tùy vào công trình.
Những lưu ý về vật liệu đổ bê tông
Tỷ lệ đổ bê tông mác 200 là bao nhiêu?
Mác bê tông là nói khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm2. Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm2 (được lấy để tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất).
Tỷ lệ trộn bê tông mác 200 là: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng đá
Đổ bê tông bằng đá hay sỏi tốt hơn
Bê tông đá dăm có cường độ lớn hơn bê tông sỏi. Nên sử dụng sỏi với bê tông mác 200 trở xuống còn bê tông mác cao hơn phải dùng đá dăm để đảm bảo cường độ. Do cường độ bê tông không phụ thuộc hoàn toàn vào cốt liệu sỏi hay đá dăm mà phụ thuộc vào sự liên kết giữa các cốt liệu xi măng – cát – đá xây dựng vậy nên đá dăm tạo độ liên kết cao, độ bám dính tốt dẫn đến cường độ của hỗn hợp bê tông đá dăm có ưu thế nghiêng về bê tông đá dăm hơn là bê tông sỏi.
Xét về thực tế khi thi công với phương pháp trộn thủ công bằng bằng tay thì người thợ sẽ trộn bê tông sỏi dễ dàng và đều hơn, còn với bê tông đá dăm thì họ sẽ gặp khó khăn và trộn không đều làm cho hỗn hợp bê tông có nhiều lỗ rỗng, từ đó làm giảm cường độ của bê tông đá dăm. Bê tông sỏi thích hợp với các công trình nhỏ, khối lượng bê tông ít. Với các công trình lớn nhất định phải dùng bê tông đá dăm. Để bê tông đá dăm có chất lượng tốt nhất nên sử dụng loại bê tông được trộn bằng máy, bê tông từ những trạm trộn công suất lớn, bê tông tươi giúp bê tông được trộn đều hơn, cường độ bê tông lớn, chất lượng đồng đều hơn đủ điều kiện thi công các công trình vừa, lớn và rất lớn.
Cát đổ bê tông là cát gì
Cát dùng để đổ bê tông là cát vàng hạt lớn là loại cát có độ lớn và đạt tiêu chuẩn về màu sắc, kích thước, độ sạch. Bằng mắt thường các bạn cũng có thể nhận biết được vật liệu này vì chúng có màu vàng
- Cỡ hạt từ 1,5-3mm
- Không lẫn tạp chất, đảm bảo độ sạch
- Với khả năng thấm hút nước nhanh, tạo điều kiện cho bê tông nhanh cứng hơn vì thế mà chúng là nguyên liệu được sử dụng nhiều tại các trạm trộn để sản xuất ra bê tông tươi theo tỷ lệ thích hợp.
Cách nhận biết cát vàng tiêu chuẩn để trộn bê tông:
- Dựa trên màu sắc: Cát phải có màu vàng đặc trưng
- Kích thước: Hạt cát phải có độ lớn từ 1,5-3mm
- Hàm lượng muối gốc sunphát không quá 1% khối lượng.
- Cát chứa hàm lượng sỏi có đường kính từ 5-10 mm và không vượt quá 5% khối lượng.
- Hàm lượng mica có trong cát không được lớn hơn 1% theo khối lượng.
- Cỡ hạt không nhỏ hơn 0,25 mm, màu vàng, sắc cạnh và sạch.
- Có khối lượng thể tích khoảng 1400 kg/m3.
Đổ bê tông nên dùng xi măng gì
Xi măng là một chất gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại với nhau để hình thành bê tông. Xi măng là thành phần quan trọng nhất trong công tác xây tô và đổ bê tông. Chọn xi măng thích hợp sẽ đảm bảo sự vững chắc cho công trình xây dựng. Bạn nên lựa chọn nhãn hiệu xi măng uy tín, có danh tiếng và được sự tin tưởng của các nhà thầu cũng như kiến trúc sư. Xi măng dùng cho việc đổ bê tông móng, cột, mái, dầm,… nên dùng các loại như PCB30, PCB40. Thông thường dùng PCB40 sẽ tốt hơn PCB30.
Lưu ý: Xi măng mua về cần kiểm tra, không dùng các bao bị vón cục hoặc để quá lâu (thời gian sản xuất và chủng loại xi măng có ghi trên vỏ bao).
Lưu ý giá đổ bê tông
Giá đá đổ bê tông 1×2 bao nhiêu?
Đá 1×2 là loại đá xây dựng có kích cỡ từ 50mm đến 70mm, được sàng tách ra từ sản phẩm đá khác. Gồm các chủng loại đá xanh, đá đen. Trong đó đá đen 1×2 là loại được dùng nhiều nhất vì có giá thành rẻ hơn.
Giá đá 1×2:
STT | TÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG | GIÁ CHƯA VAT 10% | GIÁ CÓ VAT 10% | GHI CHÚ |
1 | Đá 1×2 (Đen) | 300.000/m3 | 330.000/m3 | |
2 | Đá 1×2 (Xanh) | 380.000/m3 | 418.000/m3 |
Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đổ bê tông tươi có tốt không
Ưu điểm của bê tông tươi so với bê tông trộn thủ công:
- Thi công nhanh hơn và không tốn nhiều thời gian. Vì bê tông thủ công phải có cả quá trình chuyên chở vật liệu và trộn bê tông nên mất khá nhiều thời gian.
- Không tốn mặt bằng tập kết vật liệu và trộn bê tông nên rất phù hợp và trở thành giải pháp với những công trình diện tích nhỏ và mặt bằng đất hẹp.
- Tiết kiệm chi phí đổ mái vì không tốn nhân công trộn, nhân công vận chuyển các loại vật liệu trộn, nguyên vật liệu rơi vãi….
- Sạch sẽ, gọn gàng và văn minh hơn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Không cần trộn bê tông tại công trình nên rất sạch sẽ và gọn gàng. Đây là lý do mà nhiều người thích và băn khoăn có nên dùng bê tông tươi hay chọn bê tông thủ công.
- Nhân công không vất vả (không phải xách lên mà là bơm lên bằng ca bơm)
- Vì trộn bằng máy móc và kiểm định nên chất lượng đồng đều hơn.
- Không xảy ra nhiều rủi ro khi thi công bê tông tươi vì cách thi công khá đơn giản, được dẫn bằng ca bơm nên không cần khuân vác hoặc kéo ròng rọc từng xô bê tông lên mái.
- Tính tiện lợi cao: Nếu dự toán chi phí xây nhà mà đổ mái bằng bê tông tươi sẽ đơn giản hơn nhiều, không càn tính giá từng loại vật liệu lắt nhắt như đất, cát, đá, sỏi, xi măng…, chúng ta có thể xác định chi phí mái từ ban đầu, chỉ cần chọn nhà sản xuất rồi đặt hàng.
Đổ bê tông bao nhiêu tiền 1m3
Muốn tính 1m3 bê tông bao nhiêu tiền ta có thể dựa vào bảng cấp phối vật liệu đổ bê tông và bảng giá vật liệu xây dựng.
Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông, khi dùng xi măng PCB40 và đá có cỡ hạt 1x2cm:
Mác bê tông | Xi măng (kg) | Cát (m3) | Đá (m3) | Nước sạch (lít) |
M150 | 233 | 0,493 | 0,903 | 185 |
M200 | 281 | 0,493 | 0,891 | 185 |
M250 | 327 | 0,475 | 0,881 | 185 |
M300 | 354 | 0,457 | 0,872 | 185 |
Bảng giá vật liệu đổ bê tông
STT | TÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG | GIÁ CHƯA VAT 10% | GIÁ CÓ VAT 10% | GHI CHÚ |
1 | Cát bê tông hạt lớn Vàng | 600.000/m3 | 660.000/m3 | |
2 | Cát bê tông vàng nhạt loại 1 | 500.000/m3 | 550.000/m3 | |
4 | Cát bê tông loại 2 | 460.000/m3 | 506.000/m3 | |
5 | Đá 1×2 (Đen) | 300.000/m3 | 330.000/m3 | |
6 | Đá 1×2 (Xanh) | 380.000/m3 | 418.000/m3 | |
7 | Đá 4×6 (Loại đen) | 330.000/m3 | 363.000/m3 | |
8 | Đá 4×6 (Loại xanh) | 410.000/m3 | 451.000/m3 | |
9 | Xi Măng Sao Mai PC40 | 88.000/Bao | Đã có VAT | |
10 | Xi Măng Thăng Long PC40 | 76.000/Bao | Đã có VAT | |
11 | Xi măng Hà Tiên Đa Dụng PC40 | 88.000/Bao | Đã có VAT |
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo biến động thị trường.
Từ hai bảng trên ta có thể tính được giá của 1m3 bê tông.
Ví dụ: Ta sử dụng cát vàng hạt lớn + đá 1×2 xanh + Xi măng Hà Tiên đa dụng để đổ bê tông thì giá của 1m3 bê tông sẽ là:
Mác 150 = 233×88.000/50 + 0,493×660.000 + 0,903×418.000 + 9×185/1000 = 1.112.916
Mác 200 = 281×88.000/50 + 0,493×660.000 + 0,891×418.000 + 9×185/1000 = 1.192.380
Mác 250 = 327×88.000/50 + 0,475×660.000 + 0,881×418.000 + 9×185/1000 = 1.257.280
Mác 300 = 354×88.000/50 + 0,457×660.000 + 0,872×418.000 + 9×185/1000 = 1.289.158
Đổ bê tông sàn giá bao nhiêu
Muốn tính được giá bê tông sàn là bao nhiêu ta cần tính thể tích của khối bê tông mình cần đổ sau đó nhân với đơn giá đã tính ở trên. Công thức tính thể tích bê tông như sau:
Vbt = D x R x H (m3)
Ý nghĩa các đơn vị trên :
Vbt : có thể hiểu là thể tích bê tông.
D : là chiều dài khối đổ
R : là chiều rộng khối đổ
H : là chiều cao khối đổ (chiều dày sàn)
Như vậy để tính được giá bê tông sàn bạn phải biết được độ dày của sàn mình cần đổ. Sau đó biết được độ dày của sàn bê tông bạn có thể tính được chi phí đổ bê tông rồi.
Ví dụ: Sàn có chiều dài 10m, chiều rộng 5m, đổ dày 20cm. Thể tích khối bê tông cần đổ là:
Vbt = D x R x H = 10 x 5 x 0,2 = 10 (m3)
Nếu ta đổ bê tông theo những vật liệu như phần trên ta có thể tính giá tiền đổ bê tông cho sàn này như sau:
Mác 200 = 10 x 1.192.380 = 11.923.800
Mác 250 = 10 x 1.257.280 = 12.572.800
Như vậy với cách tính như trên ta có thể tính được giá đổ bê tông sàn là bao nhiêu.