Table of Contents
Trong xây dựng ngoài gạch, cát, đá thì xi măng là một trong những nguyên vật liệu chính không thể thiếu trong xây dựng. Đây là chất kết dính bê tông hiệu quả. Vậy xi măng làm từ gì? Tính chất và quy trình sản xuất ra sao. Cùng Sỹ Mạnh tìm hiểu ngay nhé.
Xi măng làm từ gì?
Xi măng ( trong tiếng anh là cement) là loại vật liệu quan trọng trong xây dựng. Bởi vì chỉ có xi măng mới có khả năng làm tăng độ bám chắc của bê tông. Đồng thời làm cho sỏi và cát kết dính hơn trong hỗn hợp bê tông.
Xi măng được sản xuất từ nguyên liệu chính đó là Clinker cùng với thạch ca, đá vôi, đá đen, Puzzolan và một số phụ gia khác.
Theo đó, tỷ lệ để sản xuất ra được xi măng đúng theo tiêu chuẩn đặt ra như sau:
- Hàm lượng Clinker: chiếm từ 55 – 75% ( nguyên liệu chính của xi măng).
- Hàm lượng thạch cao: chiếm từ 4 – 5% ( nguyên liệu này quyết định đến thời gian đông kết của xi măng).
- Hàm lượng Puzzolan + đá vôi + đá đen: chiếm từ 20 – 40 %.
Xi măng có tính chất gì?
Xi măng về cơ bản có những tính chính như sau:
1/ Thành phần khoáng
Dựa theo thành phần khoáng, ta có thể phân xi măng thành các loại như: xi măng alit, thường, belit, cao nhôm, xeelit,… và đánh giá sơ bộ được tính chất của loại xi măng đó.
- Xi măng alit có cường độ cao nhưng lại kém bền nước, tỏa nhiều nhiệt khi đóng rắn.
- Xi măng alumin và cao nhôm kém bền trong môi trường có chứa sunfat và nước mặn, tỏa nhiệt cao trong quá trình đóng rắn.
- Xi măng beelit, xeelit ít tỏa nhiệt, thích hợp sử dụng trong môi trường bị xâm thực.
2/ Độ mịn
Xi măng có độ mịn càng cao thì khi pha trộn sẽ có chất lượng tốt hơn và rắn chắc cũng nhanh hơn. Thông thường, chúng ta sẽ dử dụng sàng lọc No008 để xác định độ mịn của xi măng hoặc đo tỷ diện tích bề mặt của xi măng (cm2/g). Đối với các công trình không yêu cầu quá cao thì cần sử dụng loại xi măng có lượng sót trên sàng lọc dưới 15%. Tương ứng với tỉ diện tích là 2500- 3000 cm2/g.
3/ Khối lượng riêng của xi măng
Xi măng không có phụ gia khoáng sẽ có khối lượng riêng vào khoảng 3,05- 3,15 g/cm3. Còn khối lượng thế tích tùy theo độ lèn chặt mạnh là 1600, trung bình là 1300 kg/m3.
4/ Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng
Khi pha trộn chúng ta cần căn chỉnh tỷ lệ nước và xi măng nhất định để có thể tạo ra hồ xi măng đạt chuẩn. Khi thí nghiệm, đánh giá người ta sẽ sử dụng kim Vicat để đo tỷ lệ này. Theo đó nếu kim Vicat có thể cắm sau từ 33- 35mm thì hồ xi măng đó đạt tiêu chuẩn.
Ngoài ra, lượng nước pha trôn xi măng là bao nhiêu còn phụ thuộc vào thành phần khoáng vật có trong xi măng, độ mịn,…
5/ Thời gian ninh kết của xi măng
Thời gian ninh kết là thời gian tính từ khi xi măng bắt đầu trộn với nước đến khi kim Vicat cắt sâu tới 38-39mm. Còn thời gia ninh kết là thời gian từ khi nhào trộn với nước đến khi kim Vicat cắm sâu được 1-2 mm.
6/ Tính ổn định thể tích
Thông thường, khi xi măng rắn chắc hoàn toàn sẽ có sự thay đổi về thể tích. Nếu xi măng rắn chắc trong môi trường khong khí thì thể tích sẽ bị co lại còn nếu trong môi trường nước thì có thể sẽ nở ra chút ít.
7/ Lượng nhiệt phát ra khi rắn chắc
Nhiệt lượng phát ra khi rắn chắc của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, độ mịn và hàm lượng thạch cao có trong xi măng.
8/ Cường độ và Mác xi măng
Hiện nay, xi măng được dùng để trộn bê tông cốt thép, vữa trát tường cùng 1 số loại đá nhân tạo khác. Những kết cấu này để có khả năng chịu nén và chịu uốn. Vữa xi măng có cường đọ chịu uốn và chịu nén càng cao thì bê tông cũng có cường độ chịu uốn, én càng tốt.
Theo TCVN 6016-1995, mác của xi măng sẽ được xác định theo cường độ chịu uốn của các mẫu hình dầm. Có kích thước 40 x 40 x 160 mm và cường độ chịu nén của các nửa mẫu hình dầm sau khi uốn. Các mẫu thí nghiệm sẽ này được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn (phơi 1 ngày trong khuôn ở môi trường có nhiệt độ xấp xỉ 27 độ. Độ ẩm trên 90% và ngâm trong nước liên tục trong 27 ngày tiếp theo ở nhiệt độ tương tự)
9/ Hàm lượng vôi tự do
Xi măng lò quay lượng vôi tự do thường dưới 1% tối đa là 2%. Xi măng lò đứng dùng nguyên liệu, nhiên liệu, phối liệu gi công và cách nung thường nung tới trên 3%, có nơi trên 5%. Đặc biệt có cơ sở ra lò lấy cả bột tả hàm lượng vôi tựu do lên đến 7-13%.
Quy trình sản xuất xi măng
Quy trình sản xuất xi măng được chia làm 6 giai đoạn, bao gồm:
Giai đoạn 1: Tách chiết nguyên liệu thô
Giai đoạn 2: Phân chia tỷ lệ, trộn lẫn và nghiền
Giai đoạn 3: Trước khi nung
Giai đoạn 4: Giai đoạn trong lò
Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền thành phẩm
Giai đoạn 6: Đóng gói và vận chuyển
Về cơ bản, đây là 6 bước cơ bản của một quy trình sản xuất xi măng. Tùy thuộc vào loại xi măng khác nhau mà sẽ có những thay đổi nhỏ trong quá trình sản xuất.
Tác dụng của xi măng
Xi măng được lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành bởi những ưu điểm vượt trội mà nguyên liệu này đem lại. Với tính chất cơ học tốt, chịu nhiệt, thời tiết, cũng như những yếu tố bên ngoài tác động vào, các bước thực hiện đơn giản, cốt liệu ban đầu có sẵn, nên xi măng đã được ưu ái lựa chọn là vật liệu chính để xây dựng cầu đường, nhà ở, kênh, cống, các công trình qua trọng khác…
Ngoài ra, xi măng còn được sử dụng trong việc xử lý các chất thải hạt nhân, nó đóng vai trò thực hiện thủy hóa. Cho phép làm bất động các chất phóng xạ một cách triệt để trong môi trường vi cấu trúc.
Xi măng bao lâu thì khô?
Vữa xi măng khi mới trộn thì dẻo, khi khô thì trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu. Thông thường trong khoảng 20 – 30 phút thì xi măng sẽ khô.
Trong đổ bê tông, do được trộn cùng cát, đá nên xi măng ( chính xác là bê tông ) sẽ khô trong khoảng 3 – 4h. Để xi măng trong bê tông có độ kết dính tốt nhất thì cần bảo dưỡng bê tông đúng cách.
XEM NGAY : Cách bảo dưỡng bê tông tốt nhất 2020
Xi măng dính vào da có sao không?
Các hỗn hợp của xi măng là một nguyên nhân gây ra các bệnh về da được nhiều người biết đến. Thưòng xuyên tiếp xúc vói xi măng ướt có thể gây ra bệnh viêm da dị ứng và bị kích thích. Kéo dài thời gian tiếp xúc với xi măng ướt. Chẳng hạn nếu bạn quỳ hoặc đứng trong xi măng có thể gây bỏng xi măng hoặc loét da.
Khi tiếp xúc với xi măng, cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp để phòng tránh việc hít phải bụi xi măng. Hay các chất bụi sinh ra khi xử lý các bề mặt bê tông hoá cứng có thể hàm chứa lượng silic cao.
- Mặc quẩn dài và áo dài tay. Đi ủng cao su và đeo găng tay nếu thấy cẩn thiết.
- Phải bảo vệ mắt. Nếu bị xi măng rơi vào mắt phải dùng thật nhiều nước ấm xối rửa sạch ngay.
- Rửa sạch ngay các vết bụi hoặc xi măng tươi dính vào da.
- Giặt quần áo và rửa sạch giày dép sau khi làm việc.
Xi măng được sản xuất như thế nào?
Để có được sản phâm cuối cùng, đạt chuẩn, đem ra ngoài thị trường cung cấp cho người sử dụng, cần phải trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Tách chiết nguyên liệu thô
- Giai đoạn 2: Nghiền, phân chia nguyên liệu theo tỉ lệ và trộn lẫn với nhau
- Giai đoạn 3: Giai đoạn trước khi cho hỗn hợp vào lò
- Giai đoạn 4: Cho hỗn hợp vào lò
- Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền mịn hỗn hợp nguyên liệu đã được nung ở lò
- Giai đoạn 6: giai đoạn cuối cùng, đóng bao và vận chuyển ra thị trường để tiêu thụ
Theo nghiên cứu của các kỹ sư, chất lượng của xi măng ngoài việc chịu ảnh hưởng vào chất lượng của Clinker Portland. Các loại phụ gia khoáng, độ nghiền mịn của xi măng. Thì công nghệ sản xuất xi măng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nó.
Các loại xi măng
Hiện nay trên thị trường có 2 loại xi măng : xi măng rời và xi măng bao.
Xi măng bao
Xi măng bao là xi măng thành phẩm đã được đóng bao theo khối lượng. Loại xi măng này thường được sử dụng cho công tác xây dựng nhỏ lẻ. Như xây công trình nhà dân, xây tường, sân, công trình phụ…
Tham khảo : Các loại xi măng tốt nhất hiện nay
Đặc điểm
- Xi măng có khả năng dẻo mịn giúp xây và tô tường nhanh chóng
- Xi măng chịu được chống nứt do co ngót dẻo
- Diện tích nhẹ hơn cho cùng diện tích xây tô
Xi măng rời là gì?
Xi măng rời là loại xi măng được thiết kế chuyên biệt. Sử dụng cho sản xuất bê tông chất lượng cao, bê tông ứng lực, bê tông chuyên dụng. Sản phẩm được các nhà thầu xây dựng dùng để phục vụ cho các công trình có quy mô lớn. Như: chung cư, cao ốc, đập thuỷ điện, cầu đường, sân bay…
Đặc điểm
Không giống xi măng bao, xi măng rời có một số đặc điểm nổi trội như:
- Lượng nước cần thấp, giảm thiểu sự tách nước, phân tầng bảo đảm cho hỗn hợp bê tông đồng nhất và đạt cường độ cao.
- Hỗn hợp bê tông có độ sụt cao, với khả năng duy trì độ sụt trong thời gian dài. Từ đó đáp ứng yêu cầu vận chuyển, giúp cho bê tông dễ bơm và dễ thi công.
- Giảm bớt sự co ngót và toả nhiệt, tránh nứt vỡ bê tông.
- Tăng cường tính chống thấm và chống xâm thực của môi trường.
- Cường độ ban đầu (3 và 7 ngày) của xi măng phát triển nhanh, giúp rút ngắn thời gian thi công. Xi măng rời cũng có cường độ cao sau 28 ngày.
Khi lựa chọn mua xi măng bao hay xi măng rời thì điều quan trọng là chất lượng phải tốt. Và Sỹ Mạnh chính là địa chỉ uy tín tại khu vực Miền Nam.
Vì vậy, hãy liên hệ tới Sỹ Mạnh để nhận được báo giá xi măng xây dựng tốt nhất ngay hôm nay nhé.
Hotline: 0937.181.999 – 0989.469.678