Table of Contents
Để tạo nên một công trình vững chắc và hoàn hảo điều tiên quyết là xây dựng được một nền móng vững chắc trước khi xây dựng. Ngày hôm nay hãy cùng bài viết tìm hiểu về một loại mong khá đặc biệt và cũng được sử dụng rộng rãi đó là móng cốc. Móng cốc trong xây dựng có những đặc điểm gì và quy trình thi công ra sao? Cùng khám phá nhé.
Móng cốc là gì
Được gọi với cái tên khác là móng đơn móng cốc được sử dụng hầu hết ở các công trình xây dựng. Loại móng này thích hợp cho các công trình vừa và nhỏ, không đòi hỏi sức chịu tải quá lớn.
1/ Khái niệm về móng cốc
Đây là loại móng đỡ một hoặc một cụm cột. Được sử dụng phổ biến cho các công trình dưới 3 tầng. Móng đơn được bố trí dưới chân cột, có thể là móng cứng, móng riêng lẻ hoặc móng mềm.
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,…Loại móng này có đặc điểm khá nông không được đào sâu xuống phía dưới. Móng đơn sẽ truyền toàn trọng lượng của công trình xuống phía đáy móng. Bỏ qua ma lực ma sát, độ dính của móng với mặt tiếp xúc.
2/ Cấu tạo của móng cốc
Không như những loại móng khác móng cốc có cấu tạo đơn giản hơn gấp nhiều lần. Thành phần cấu tạo thành chỉ từ sắt và bê tông và tạo hình trụ duy nhất.
Cấu tạo gồm 4 lớp sau:
– Đà kiểng (giằng móng): Bộ phận đỡ tường ngăn bên trên, làm giảm độ lún lệch giữa các móng.
– Cổ móng: Kích thước của cổ móng có thể bằng cột tầng trệt nhưng được mở rộng thêm 2,5cm mỗi phía với mục đích tăng lớp bê tông cốt thép trong cổ móng.
– Bản móng: Có nhiều dạng, nhưng chủ yếu là hình chữ nhật, độ dốc vừa phải
– Lớp bê tông lót: Bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, có độ dày phổ biến là 100, vữa xi măng mác 50÷100. Điều này giúp tạo ra 1 bề mặt bằng phẳng để tránh sự thay đổi giữa các vùng giáp ranh với đất tốt và đất xấu. Tránh sự nở của các loại đất do bão hòa với nước.
Phân loại móng cốc trong xây dựng
Móng cốc có nhiều đặc điểm vì thế cũng được chia ra theo nhiều nhiều loại khác nhau. Hiện nay có 3 cách phân loại khác nhau giúp cho việc thiết kế móng được dễ dàng hơn.
1/ Phân loại theo trọng tải
Dựa vào yếu tố trọng tải của công trình mà móng cốc gồm có những loại sau:
– Móng đúng tâm,
– Móng lệch tâm,
– Móng chịu tải trọng thẳng đứng
– Móng cốc chịu lực ngang
– Móng các công trình có độ cao như bể chứa nước, tháp nước, ống khói…
2/ Phân loại theo cách chế tạo
Có 2 cách chế tạo là móng toàn khối và móng lắp ghép.
– Móng toàn khối: Là loại móng được làm bằng những vật liệu đa dạng khác nhau. Được chế tạo trực tiếp ngay tại những vị trí xây dựng của móng.
– Móng lắp ghép: Loại móng này được xây dựng bởi nhiều khối chế tạo. Sẵn sàng lắp ghép với nhau trong quá trình thi công công trình xây dựng.
3/ Phân loại theo độ cứng của móng
Các ký sư xây dựng sẽ điều chỉnh độ cứng của móng sao cho phù hợp tùy vào tính chất của mỗi công trình. Sau đây là những loại móng được phân loại theo độ cứng của móng.
– Móng có độ cứng tuyệt đối: Được làm bằng gạch, bê tông, đá nên loại móng này có độ cứng tuyệt đối. Mức độ biến dạng gần như không có vì được các kỹ sư xây dựng tạo ra với độ cứng vô cùng lớn.
– Móng mềm: Những móng được làm từ bê tông cốt thép có cạnh dài hoặc ngắn rơi vào tỉ lệ 8 thì thuộc vào loại móng mềm. Khi đất nền biến dạng thì móng cũng sẽ biến dạng theo.
– Móng cứng hữu hạn: Loại móng bê tông cốt thép có cạnh dài hoặc ngắn rơi vào tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằn 8 thì gọi là móng cứng hữu hạn. Loại móng này sẽ có độ cứng giới hạn.
Ngoài móng cốc ra thì móng băng cũng được rất nhiều các kỹ sư xây dựng lựa chọn làm móng nhà cho các công trình có diện tích vừa và nhỏ. Mang nhiều lợi ích và sự thuận tiện trong quá trình xây dựng.
Hướng dẫn thi công móng cốc đúng cách
Để có một nền móng vững trãi đảm bảo chất lượng cho công trình được bền bỉ theo thời gian. Thì các kỹ sư xây dựng phải tuân thủ quy trình thi công đúng kỹ thuật. Mỗi loại công trình sẽ có cách thi công móng khác nhau cụ thể là:
1/ Móng cốc nhà cấp 4
Khi lựa chọn móng nhà cấp 4 thì nhất định không được bỏ qua móng đơn. Đây là loại móng thường dùng cho các công trình nhà 1 tầng, nhà nhỏ, nhà cấp 4, nhà cấp 4 có tầng lửng hoặc nhà 2 tầng.
Sau đây là các bước thi công móng cốc cho nhà cấp 4:
Trước tiên cần phải tiến hành dọn dẹp san lấp mặt bằng và chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu gồm: gạch, đá, xi măng và các máy móc để thi công.
Sau khi đã hoàn tất việc giải phóng mặt bằng thì lần lượt làm theo quy trình sau:
- Gia công lắp dựng cốt thép
- Gia công cốt dọc, cốt đai theo kích thước thiết kế
- Buộc thép thành khung, lắp vào vị trí
- Buộc viên kê độ dày 30mm vào cốt thép giúp đảm bảo chiều dày bê tông bảo vệ cốt thép.
- Lắp dựng ván khuôn gỗ
- Ván khuôn được dóng thành hộp, đặt vào đúng vị trí thiết kế
- Sử dụng gỗ 3×5 cố định ván khuôn
- Tiến hành đổ bê tông
- Vệ sinh ván khuôn và cốt thép
- Nghiệm thu ván khuôn, cốt thép
- Trộn, đổ bê tông
- Sử dụng đầm dùi đầm kỹ tháo ván khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật sau khi đổ bê tông khoảng 1 ngày
2/ Móng cốc nhà 2 tầng
Trước khi thi công móng cốc cho nhà 2 tầng gia chủ cần phải giải phóng mặt bằng khu đất. Bằng cách san đều đất, chặt bỏ hết cây cối xung quanh khu vực xây dựng và điều tất nhiên là phải chuẩn bị trước nguyên vật liệu và máy móc.
Sau khi đã san mặt bằng bạn tiếp tục đào móng theo kích thước và vị trí đã được ghi rõ trên bản vẽ. Nếu thấy nước xuất hiện ở trong thì ngay lập tức hút đi để tránh ảnh hưởng tới độ bền của móng.
Thi công cốt thép, lắp ráp cốt thép theo đúng bản vẽ. Để chất lượng công trình được tốt nhất, bạn nên chọn những loại thép tốt, có thương hiệu trên thị trường. Thép có tốt thì nhà của bạn mới có nền móng chắc và an toàn khi xây dựng.
Lắp ráp cốt pha là đảm bảo không có hiện tượng nước xi măng bị chảy ra ngoài trong quá trình đổ móng. Thêm nữa gỗ ghép bê tông cũng cần chắc chắn để đảm bảo chịu lực tốt.
3/ Móng cốc nhà 3 tầng
Sau đây là quá trình thi công móng đơn nhà 3 tầng sẽ được thực hiện như sau:
Giai đoạn chuẩn bị: chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, nhân công và công tác vệ sinh, giải phóng mặt bằng được thực hiện hoàn tất để đảm bảo tiến độ.
Đóng cọc: Tre, cừ tràm và bê tông là những loại cọc thường được sử dụng để gia cố nền móng. Mật độ cọc được xác định dựa trên thiết kế của mỗi công trình, việc đóng cọc đảm bảo hạn chế sự sụt lún cho móng.
Đào hố: Phần đất xung quanh các cọc được đào đúng theo kích thước của móng để tiến hành đổ bê tông, cần đảm bảo các số liệu nông sâu, độ rộng để đảm bảo móng đủ khả năng chịu tải trọng cần thiết.
San phẳng mặt hố: Tiến hàng san phẳng mặt hố, độ nông sâu đồng đều bằng cách sử dụng đầm tay hoặc thiết bị đầm chuyên dụng, có thể phủ đều một lớp đá để tạo độ bằng phẳng cho nền hố.
Bê tông lót: Thông thường một lớp bê tông lót được triển khai nhằm tạo độ bằng phẳng. Cũng như hạn chế sự thấm hút của móng.
Đổ móng : Sau khi thực hiện hoàn tất các công đoạn bước đầu. Tiếp tục chuyển sang cố định hệ thống khung thép và cốp pha rồi đổ bê tông hoàn thiện móng.
Lưu ý: không để hố bị ngập nước làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Theo dõi bảo quản chất lượng móng sau khi tháo cốp pha cho đến khi thực hiện các công đoạn tiếp theo của quá trình thi công hoàn thiện công trình.