Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng mới nhất 2020

Nhu cầu san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng ngày càng nhiều. Để cải tạo san lấp mặt bằng phục vụ cho các nhu cầu như: Đào ao, hồ, xây nhà…Thì câu hỏi ” San lấp mặt bằng có phải xin phép không?” là câu hỏi mà rất nhiều chủ công trình xây dựng thắc mắc.

San lấp mặt bằng có phải xin phép ?

Luật sư Đào Thị Liên – công ty Luật Tiền Phong cho biết : Mọi hoạt động thi công xây dựng (cả san lấp) đều phải được xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bạn cần lưu ý đến các quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất về việc quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn. Bởi nếu bạn tự ý cải tạo trên phần đất không được cải tạo. Thì bạn đã vi phạm quy định về Luật đất đai 2013 căn cứ tại  khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

 “25. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất. Làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định“

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm.

1.Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2.Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

3.Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất”.

Nếu như bạn không thuộc những trường hợp được miễn xin phép cải tạo đất. Thì phía bên chính quyền địa phương vẫn có quyền ngăn cản và xử phạt hành vi cải tạo đất trái phép của anh.

Đơn xin san lấp mặt bằng

Đơn xin phép san lấp mặt bằng để sử dụng hiệu quả hơn được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã. Nơi có bất động sản. Việc san lấp mặt bằng có thể bao gồm : sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguòno đất dư thừa trước và sau khi tiến hành

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng

Mẫu đơn xin phép san lấp mặt bằng là mẫu đơn được lập ra để xin được phép san lấp mặt bằng. Mẫu này tuân thủ theo đúng chuẩn của nhà nước Việt Nam quy định.
Mẫu đơn xin phép san lấp mặt bằng nêu rõ:
– Thông tin người làm đơn
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
– Nội dung xin phép, thông tin mảnh đất san lấp…
– Lý do san lấp, mục đích san lấp mặt bằng.
mau-don-xin-san-lap-mat-bang

Một số lưu ý khi làm đơn xin san lấp mặt bằng

Để cơ quan liên quan của nhà nước có cơ sở thẩm định và quyết định duyệt đơn xin san lấp mặt bằng. Cần một số văn bản giấy tờ đi kèm :

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản phô tô có công chứng, chứng thực).

– Phương án cải tạo mặt bằng.

Cơ quan nhà nước nào có Thẩm quyền để quyết định duyệt:

– Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.

– Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.

Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sẽ có kết quả thẩm định về việc có được cấp phép san lấp mặt bằng, tái tạo đất hay không.

Kết quả đơn xin san lấp mặt bằng sẽ có xác nhận của UBND cấp xã, thị trấn.

Sau khi đã có giấy phép san lấp mặt bằng , thì tiến hành làm hợp đồng san lấp mặt bằng  với bên đơn vị thi công san lấp mặt bằng.

Xử phạt san lấp mặt bằng

Trường hợp không có giấy phép san lấp mặt bằng. Hoăc có nhưng thực thi không đúng như trong quyết định được phép.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bị xử phạt hành chính thì không có quy định nào cụ thể cho việc xử lý hành chính đối với hành vi hủy hoại đất.

Căn cứ theo Khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013, có thể hiểu: Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất. Hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Do vậy, hành vi san ủi đất trái phép là một trong những hành vi hủy hoại đất. Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 cũng đã quy định rõ về các hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó có hành vi “Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”.

Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao. Cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

Đất nông nghiệp

theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất. Hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này . Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây. Thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. Hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức.

b) Phạm tội 02 lần trở lên.

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
xu-ly-san-lap-mat-bang-dat-nong-nghiep

Hành lang an toàn đường bộ

Với hành vi Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ

Theo Khoản 6b Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
san-lap-mat-bang-hang-lang-an-toan-duong-bo

Leave a Reply