Table of Contents
Trong ngành xây dựng đang ngày càng khan hiếm các nguyên vật liệu tự nhiên. Cho nên các vật liệu nhân tạo ra đời nhằm giải quyết vấn đề đó. Trong đó cát nhân tạo đã được đưa vào sử dụng thực tế rất thành công. Vậy cát nhân tạo là gì? Chúng có gì khác và có thể thay thế được cát tự nhiên hay không?
Cát nhân tạo là gì
Cát nhân tạo không phải là một vật liệu mới xuất hiện mà chúng đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng ở một số nước trên thế giới cách đây nhiều năm. Ở nước ta sự khan hiếm của cát tự nhiên khiến cho cát nhân tạo đang được quan tâm đến rất nhiều.
1/ Thành phần của cát nhân tạo
Cát nhân tạo hay còn được gọi là cát nghiền là loại cát được nghiền nhỏ từ đá xây dựng. Loại vật liệu này đang được rất nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng để thay thế cho nguyên liệu cát tự nhiên.
Không chỉ vậy cát nhân tạo được ưa dùng vì nhiều tính chất nổi trội của nó. Cát có hạt tròn và đều hơn. Modul dễ kiểm soát và điều chỉnh hơn để phù hợp với yêu cầu cấp phối của bê tông. Các loại bê tông như bê tông xi măng, bê tông nhựa, bê tông có mác cao, xi măng đầm lăn…
Bất cứ loại đá tự nhiên nào có cường độ tốt, ổn định đều có thể dùng để làm nên cát nhân tạo. Nguyên vật liệu để làm ra cát nhân tạo như: đá vôi, đá granite, cát kết, đá cuội, sỏi đồi, sỏi sông, mi bụi, mi sàng,…
2/ Quy trình sản xuất cát nhân tạo
Phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất của các công ty nên quy trình sản xuất cát nhân tạo cũng khác nhau ở một số thao tác. Nhưng nhìn chung thì để sản xuất được cát nhân tạo thường sẽ theo một quy trình chuẩn như sau:
Sau khi đã đưa được các nguyên liệu chính bao gồm đá, sỏi,…về điểm tập kết. Sau đó các nguyên liệu này sẽ được đưa vào máy cấp nguyên liệu, máy nghiền. Sau khi đã trải qua máy nghiền các nguyên liệu ban đầu sẽ được nghiền nhỏ thành những hạt cát li ti có kích thước từ 0-4mm.
Tiếp đến là đi qua sàng rung. Tại đây những hạt cát đạt tiêu chuẩn kích thước sẽ được chuyển tới bộ phận máy rửa và được làm sạch. Những hạt cát có kích thước lớn không đạt chuẩn sẽ được đưa vào nghiền lại như ban đầu.
Với quy trình sản xuất khép kín như vậy. Cát nhân tạo sẽ khắc phục hoàn toàn vấn đề khan hiếm cát tự nhiên như hiện nay. Đây là một thành công lớn cho ngành xây dựng.
3/ Tiêu chuẩn cát nhân tạo
Tiêu chuẩn của cát nhân tạo cần có là phải có ít tạp chất, hạt cát dày và có tính thẩm thấu cao. Cát phải dễ dàng kết dính trong hỗn hợp bê tông và vữa.
Dựa theo TCVN 9205:2012 được soạn thảo viện vật liệu xây dựng của bộ xây dựng. Tiêu chuẩn của cát nhân tạo được xác định thông qua thông số kỹ thuật như sau: Cát nhân tạo sẽ được chia tahnhf 2 loại chính đó là cát thô và cát mịn. Cát thô được sử dụng để chế tạo bê tông. Còn cát mịn dùng để chế tạo vữa.
Đối với cát thô cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn kích thước là từ 2mm – 3,3mm. Cát mịn thì có kích thước khoảng 0,7mm – 2,0mm.
Hàm lượng đất sét trong cát nhân tạo không được lớn hơn 2%. Hàm lượng clorua tan trong axit không quá 0,01% dùng trong kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước. Không quá 0,05% cho bê tông cốt thép thông thường.
Cát nhân tạo cần được vận chuyển theo phương tiện tàu hỏa, ô tô, sà lan. Và các phương tiện cần đảm bảo không làm biến đổi các tính chất vật lý, hóa học của cát. Cần bao bọc cẩn thận, để riêng từng loại cát tránh pha lẫn tạp chất. Bảo quản nơi có mái che và bến bãi khô ráo.
Có nên sử dụng cát nhân tạo không
Cát là một vật liệu không thể thiếu khi xây dựng. Để đối mặt với nguồn cát tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt và khan hiếm thì cần có một giải pháp. Cát nhân tạo ra đời vậy sử dụng chúng có những ưu nhược điểm gì?
1/ Ưu điểm của vai trò cát nhân tạo trong xây dựng
– Ưu điểm của cát nhân tạo chính là kích thước được kiểm soát dễ dàng đáp ứng được phân loại theo yêu cầu của từng công trình. Với tính chất không chứa các hợp chất hữu cơ và hợp chất hòa tan gây ảnh hưởng đến tính chất của xi măng. Do đó có thể duy trì được cường độ cần thiết của bê tông.
2/ Nhược điểm của cát nhân tạo
Cát nhân tạo sở hữu cho mình rất nhiều ưu điểm nổi trội. Chúng chỉ có một nhược điểm duy nhất đó là có trọng lượng nặng. Điều này dẫn đến độ linh động bị hạn chế. Cho nên trong quá trình sử dụng cát nhân tạo cần có thêm phụ gia để hỗ trợ.
So sánh cát nhân tạo với cát tự nhiên
Nhiều người vẫn thắc mắc và so sánh về cát nhân tạo và cát tự nhiên. Vậy sau đây sẽ là bảng so sánh để bạn thấy rõ sự khác nhau của hai loại cát này nhé:
CHỈ TIÊU SO SÁNH | CÁT NHÂN TẠO | CÁT TỰ NHIÊN |
Độ tinh khiết ( độ sạch) | Tốt | Chưa tốt lắm |
Tỷ lệ hao hụt khi sử dụng | Ít | Nhiều |
Chi phí nhân công cho nước và sàng rửa | Không cần | Càn rất nhiều |
Cường độ của vữa/bê tông (khi cùng 1 cấp phối) | Cao hơn | Thấp hơn |
Tỷ lệ xi măng sử dụng (để đạt được cùng một mác) | Ít hơn | Nhiều hơn |
Chống xâm thực và độ bền | Cao hơn | Thấp hơn |
Bảo vệ môi trường | Tốt | Chưa tốt |
Thành phần | Rất ít tạp chất | Chứa nhiều tạp chất |
Tuổi thọ công trình | Cao hơn | Thấp hơn |
Độ co ngót | Thấp | Nhiều |
Giá thành | Thấp hơn | Cao hơn |
Báo giá cát nhân tạo
Đối với dân xây dựng giá cát luôn là một mối quan tâm hàng đầu. Giá của cát nhân tạo là thắc mắc của nhiều người khi có nhu cầu sử dụng để thay thế cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt hiện nay. Nhà nước và các địa phương đang khuyến khích sản xuất và sử dụng loại cát này.
Bất kì một loại nguyên vật liệu nào cũng phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố mới quyết định được giá trị của nó. Và giá của cát nhân tạo cũng vậy phụ thuộc những yếu tố như điều kiện sản xuất, quá trình vận chuyển, chất lượng…
Hiện nay giá của cát nhân tạo dao động trong khoảng 300.000 đ/ m3. Do trong quá trình sản xuất có nguồn chi phí đầu vào và vận chuyển thấp hơn. Và do máy nghiền cát có thể được đặt ở nhiều vị trí thuận lợi.
Như vậy cát nhân tạo là gì đã được giải đáp chi tiết trên đây. Cát nhân tạo xứng đãng là một loại vật liệu của tương lại. Chúng đang dần thay thế được hoàn toàn cát tự nhiên do những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.