Biện pháp thi công san lấp mặt bằng cho nhà thầu thông minh

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng là một trong những phương pháp thi công trên những bề mặt không bằng phẳng. Đây là công việc cần được thực hiện trong hầu hết mọi dự án. Đối với bất kỳ công ty xây dựng nào, san lấp mặt bằng là công việc cần thiết và bắt buộc. Nhưng làm thế nào để thực hiện đúng kỹ thuật để làm cho mặt bằng đáp ứng các điều kiện xây dựng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng là một công việc làm phẳng nền một công trường xây dựng. Hay một một mặt nền có địa hình gồ gề, không bằng phẳng. Công việc san lấp mặt bằng không những đòi hỏi phải có chuyên môn, trang thiết bị. Và phải có tâm và tầm với nghề nghiệp. Bất cứ công trình nào dù lớn hay nhỏ, từ nền nhà hộ gia đình cho đến nền các khu công nghiệp cũng đòi hỏi phải được san lấp mặt bằng, san ủi đất đá cũng phải được thi công theo đúng tiêu chuẩn trong thiết kế.
san-lap-mat-bang-6

Các tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng

Quá trình thi công và giám sát công trình san lấp mặt bằng sẽ căn cứ theo các quy định pháp luật sau đây:
– Theo nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Tiêu chuẩn số TCVN 4447:87 về công tác đất và quy phạm thi công, nghiệm thu.
– Tiêu chuẩn số TCVN 4453:1995 về quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép.
– Lập hồ sơ thiết kế công trình thi công.

Một số tiêu chuẩn mà mặt bằng sau khi san lấp cần đạt

– Cao độ thiết kế trung bình.
– Độ dốc san nền.
– Mái dốc đắp.
– Mái dốc đào.
– Độ chặt của nền đắp trong lô.
San nền chủ yếu là nền đắp. Toàn bộ diện tích được san gạt và đầm nén theo từng lớp dày, đầm nén với độ chặt.

Tiêu chuẩn cát trong san lấp mặt bằng

– Việc xác định tiêu chuẩn, hay các yêu cầu của cát dùng trong san lấp sẽ được tính toán. Thí nghiệm dựa trên nhiều yếu tố kỹ thuật trong san lấp. Hoặc dựa trên  tiêu chuẩn chung về cát xây dựng.

– Thông thường thì cát san lấp sẽ được dùng tùy thuộc theo từng công trình cần san lấp khác nhau. Tùy thuộc vào những đặc tính của công trình cần san lấp. Các kỹ sư đưa ra những khảo sát, tính toán sao cho lựa chọn cát san lấp đúng kỹ thuật nhất.

– Các sản phẩm cát san lấp khi khai thác xong cũng cần được thí nghiệm để đưa giá kết quả đạt yêu cầu.
Để nắm bắt được tiêu chuẩn của cát san lấp trong thi công san lấp nền, san lấp mặt bằng công trình. Cần có những đánh giá, thí nghiệm từ các chuyên gia, các kỹ sư..

Tiêu chuẩn đất trong san lấp mặt bằng

Theo thông tư TCVN 4447-1987 của nhà nước Việt Nam về tiêu chuẩn trong thi công công tác đất san láp mặt bằng :
– Chỉ bắt đầu tiển hành san mặt bằng công trình công nghiệp, khu dân cư và những mặt bằng đặc biệt (sân bóng đá, mặt bằng nhà ga, sân bay vv…), khi đã có thiết kế san nền, đã cân đối khối lượng đào đắp và đã có thiết kế của tất cả những công trình ngầm trong phạm vi san nền.

– Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước. Không để nước chẩy tràn qua mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.

– Phải đổ đất đắp nền theo từng lớp, bề dầy mỗi lớp đất rải để đầm và số làn đầm cho mỗi lớp phụ thuộc vào loại máy đầm sử dụng hệ số đầm và loại đất đắp.
+ Nên rải đất có độ dốc 0,005 theo chiều thoát nước.
+ Khi đắp đất không đầm nện phải tính tới chiều cao phòng lún. Tỉ lệ chiều cao phòng lún tính theo % phải theo đúng chỉ dẫn trong bảng 6 mục 2.42.

– Đối với trường hợp san mặt bằng sai lệch so với cao trình thiết kế (đào chưa tới hoặc đào vượt quá cao trình thiết kế) ở phần đào đất cho phép như sau:
+ Đối với đất mềm: 0,05 khi thi công thủ công và 0,1m khi thi công cơ giới.
+ Đối với đất cứng: +0,1m và -0,2m. những chỗ đào vượt quá cao trình thiết kế phải được lấp phẳng bằng đá hỗn hợp.

– Bề mặt phần đắp nền bằng đá cứng phải rải lớp đá hỗn hợp lên trên gạt phảng, đầm chặt và bảo đảm độ dốc thiết kế.

– Đối với phần đào, phải san mặt bằng trước khi tiến hành xây dựng những công trình ngầm. Riêng đối với phần đắp thì chỉ tiến hành đắp sau khi đã xây dựng xong các công trình ngầm trong phạm vi phần đắp
san-lap-mat-bang-dung-dat

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng

Biện pháp thi công san nền bằng bơm cát

Biện pháp này thường dùng cho các công trình có đường vào nhỏ hẹp. Tuy nhiên với phương pháp này vẫn đảm bảo được độ chặt cũng như tiến độ thi công.
Các bước thi công san lấp mặt bằng :
– Bước 1: Tiến hành khảo sát mặt bằng công trình cần thi công bơm cát san lấp nền (các nhân viên kỹ thuật của công ty chúng tôi sẽ đến trực tiếp công trình, tiến hành đo đạc, kiểm tra và khảo sát toàn bộ công trình cần san lấp).

– Bước 2: Đưa ra định mức khối lượng cát cần san lấp hay xác định khối lượng cát cần san lấp cho công trình (kết quả lấy từ quá trình khảo sát).

– Bước 3: Đưa ra biện pháp thi công bơm cát san lấp (các nhân viên kỹ thuật sẽ đưa ra những tính toán chi tiết cho quá trình thi công bơm cát san lấp: Khối lượng cát, tiến độ thi công, phương tiện máy móc cần sử dụng…).

bien-phap-thi-cong-san-nen-bang-bom-cat

– Bước 4: Báo giá bơm cát san lấp và ký hợp đồng bơm cát san lấp cho chủ đầu tư công trình.

– Bước 5: Tiến hành thi công bơm cát san lấp, trung chuyển cát san lấp đến công trình

– Bước 6: Dùng máy lu, lu phẳng mặt bằng. Nếu sau khi lu, mặt bằng chưa đạt tiêu chuẩn thì tiếp tục hợp đồng đổ xà bần.

– Bước 7: Khách hàng, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu, bàn giao mặt bằng và thanh toán hợp đồng.

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng dùng xà bần

San lấp bằng các phương tiện cơ giới như xe cuốc, xe ủi, xe lu ô tô tải lớn nhỏ: thường áp dụng phương pháp này cho các công trình có đường vào thuận lợi cho xe ô tô tải.

Xà bần có kết cấu chặt hơn vì nó không lẫn bùn như cát. Những khối bê tông khá rắn chắc và có thể giúp bạn sở hữu nền nhà vững chắc. Nhưng khoảng trống giữa các khối bê tông là tương đối lớn.
san-lap-mat-bang-dung-xa-ban

Các bước thi công san lấp mặt bằng :
– Bước 1: Tiến hành khảo sát mặt bằng công trình cần thi công đổ xà bần san lấp nền (các nhân viên kỹ thuật của công ty chúng tôi sẽ đến trực tiếp công trình, tiến hành đo đạc, kiểm tra và khảo sát toàn bộ công trình cần san lấp).

– Bước 2: Đưa ra định mức khối lượng xà bần cần san lấp hay xác định khối lượng xà bần cần san lấp cho công trình (kết quả lấy từ quá trình khảo sát).

– Bước 3: Đưa ra biện pháp thi công đổ xà bần san lấp (các nhân viên kỹ thuật sẽ đưa ra những tính toán chi tiết cho quá trình thi công đổ xà bần san lấp: Khối lượng xà bần, tiến độ thi công, phương tiện máy móc cần sử dụng…).

– Bước 4: Báo giá xà bần san lấp và ký hợp đồng đổ xà bần san lấp cho chủ đầu tư công trình.

– Bước 5: Tiến hành thi công đổ xà bần san lấp, trung chuyển xà bần đến công trình.

– Bước 6: Dùng máy lu, lu phẳng mặt bằng. Nếu sau khi lu, mặt bằng chưa đạt tiêu chuẩn thì tiếp tục hợp đồng đổ xà bần.

– Bước 7: Khách hàng, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu, bàn giao mặt bằng và thanh toán hợp đồng.

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng dùng đất

Phương pháp này chủ yếu dùng cho các công trình đường giao thông, và đất đồi thường được sử dụng.
Do đất đồi có đặc điểm : chi phí vận chuyển, công tác đào xúc lớn. Kết cấu lỏng, khó lu lèn đầm nén hơn. Thi công san lấp thường kéo dài, chịu ảnh hưởng thời tiết, nếu đắp đất thì khi gặp mưa–> độ ẩm đất cao–> không thể lu lèn được—> móc lên phơi lại—> tốn kém. Ít nơi để khai thác. Nên hiện nay biện pháp này ít được dùng.
don-xin-sansan-lap-mat-bang

Nên lựa chọn biện pháp thi công san lấp mặt bằng nào phù hợp thì bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc những đơn vị chuyên thi công san lấp mặt bằng.

Quy trình thi công san lấp mặt bằng

quy trình san lấp mặt bằng

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng được thực hiện theo những quy trình như sau:

Khảo sát công trình

khảo sát công trình

– Địa hình, vị trí công trình cần thi công, khảo sát thực địa.

– Lập bản vẽ thiết kế san nền toàn khu vực và mô hình địa hình.

– Các chỉ tiêu để lập bản vẽ thiết kế: Diện tích đất đào : (m2). Diện tích đất đắp : (m2). Tổng khối lượng đất đào : (m3). Tổng khối lượng đất đắp : (m3)

Công tác chuẩn bị thi công

+ Liên hệ với chính quyền địa phương: Công việc này sẽ được triển khai ngay khi nhận được lệnh khởi công. Nhà thầu sẽ làm việc với chính quyền địa phương để thông báo trên các phương tiện truyền thông địa phương, thông báo về nhà ở tạm thời và các vấn đề liên quan đến an toàn.

+ Chuẩn bị văn phòng và nhà ở cho công nhân: Nhà thầu dự kiến ​​bố trí khu văn phòng và nhà ở công nhân, bãi tập kết vật tư, xe máy, thiết bị gần khu vực thi công. Nhà thầu lắp đặt các văn phòng và nhà ở dưới dạng các công trình tạm thời để đáp ứng yêu cầu sản xuất.

+ Khảo sát tuyến và xây dựng hệ thống móc phụ trợ: Sau khi chủ đầu tư trình hồ sơ mặt bằng và ranh giới dự án, nhà thầu sẽ tiến hành ngay các công việc sau:

  • Kiểm tra mốc giới trên công trường so với hồ sơ, bản vẽ thiết kế kỹ thuật do chủ đầu tư quy định. Nếu có mâu thuẫn, nhà thầu sẽ báo ngay cho chủ nhân kiểm tra lại.
  • Căn cứ vào các mốc chỉ định và bản vẽ thiết kế được duyệt, nhà thầu thiết lập hệ thống mốc phụ (các mốc này sẽ được dựng bên ngoài công trình). TVGS nghiệm thu và sử dụng các mốc này cùng với các mốc do chủ đầu tư bàn giao trong quá trình thi công.
  • Từ các mốc phụ và mốc chính này, đơn vị sẽ xác định các cọc ranh giới của khu vực thi công và đo đạc các ô mặt bằng. Cọc được làm bằng cọc tre và được đóng vào vị trí hiện có.

+ Tập hợp nhân lực, thiết bị thi công: nhân lực, thiết bị: theo bảng thống kê kèm theo.

thảo luận thi công

Biện pháp san lấp mặt bằng

– Dùng máy đo đạc điện tử kết hợp với các loại thước thép để định vị trí thi công tại thực địa công trình.

– Tiến hành đào bỏ tầng đất hữu cơ bằng các thiết bị cơ giới.

– Nghiệm thu tầng đất thi công bằng yếu tố: cao độ, kích thước, diện tích.

– Vận chuyển vật liệu để san lấp.

– San gạt tại những địa thế cao.

– Sử dụng xe lu để tăng độ nén chặt.

Bản vẽ biện pháp thi công san lấp mặt bằng trong công tác san lấp

Một công trình san lấp mặt bằng lớn thì bản vẽ biện pháp thi công san lấp mặt bằng là không thể thiếu.
Ban-ve-thi-cong-1-1

Các tiêu chuẩn xây dựng

– Tổ chức thi công: TCVN 4055-85
– Nghiệm thu công trình xây dựng: TCVN 4091-1985
– Tổ chức thi công xây lắp: TCVN 4055-1985
– Quy phạm thi công và nghiệm thu: TCVN 4447-1987

Mô hình quản lý chất lượng

Tiến hành kiểm tra và giám sát chất lượng các loại nguyên vật liệu. Công tác san lấp được thực hiện cả trên hiện trường để đánh giá chất lượng vật liệu. Nhà thầu sẽ nghiệm thu nội bộ (cao độ, độ chặt, kích thước hình học,…). Khi đạt yêu cầu mới tiến hành mời Chủ đầu tư và TVGS nghiệm thu.

Quản lý tiến độ thi công

Hàng tuần các nhà đầu tư tiến hành rà soát và thực hiện đẩy nhanh tiến độ thi công. Có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ đảm bảo chất lượng

Lập hồ sơ pháp lý xây dựng

Mọi hợp đồng, biên bản pháp lý cần đúng theo quy định pháp luật.

Công tác phối hợp

Trong quá trình thi công cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết những chướng ngại trong quá trình thi công.

Vật liệu thi công

Mọi vật liệu dùng để thi công công trình phải đảm bảo chất lượng. Và đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng.
Tham khảo đơn giá dịch vụ san lấp mặt bằng của Sỹ Mạnh.

Trên đây là những chia sẻ về các biện pháp thi công san lấp mặt bằng. Để giúp khách hàng nắm được thêm thông tin và đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ thi công san lấp mặt bằng – san lấp nền của đơn vị công ty chúng tôi. Hãy liên hệ  tới số hotline  0937.181.999 hoặc  0797.181.999 hoặc  0369.181.999 hoặc  0989.469.678 để được tư vấn chi tiết.

Leave a Reply