Table of Contents
Xây nhà luôn là công việc đau đầu nhất của mỗi gia đình, chiếm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc,… thậm chí, kết quả nhận được vẫn không được hài lòng và như ý muốn. Vì thế, việc chuẩn bị xây nhà thật kỹ càng quyết định rất nhiều đến sự thành công của công trình đó. Và chuẩn bị vật liệu xây nhà như thế nào? Vật liệu xây nhà gồm những gì? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề đó.
Chuẩn bị vật liệu xây nhà
Do đặc trưng của từng công trình nhà ở, biệt thự được xây dựng khác nhau: Khác nhau về kiểu kiến trúc, về diện tích, quy mô, về mức độ đầu tư của từng gia đình khác nhau,…do đó những thông tin chúng tôi đưa ra dưới đây chỉ mang tính chất khái quát và tham khảo. Nếu bạn đã thuê một đơn vị tư vấn thiết kế nhà, thì có thể thực hiện thêm hồ sơ dự toán chi tiết. Ở đó sẽ thể hiện cho bạn được đầy đủ số lượng vật tư, giá thành được bóc tách rõ ràng để bạn tham khảo và thực hiện theo cho công trình nhà ở của mình.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã tổng hợp từ thực tế quá trình làm nghề. Cũng như lắng nghe những ý kiến từ rất nhiều khách hàng của mình. Với mong muốn chia sẻ cho bạn, giúp bạn trả lời được câu hỏi: Vật liệu xây nhà gồm những gì?
Xây nhà là việc quan trọng trong cuộc đời mỗi người
Gạch
Có nhiều loại gạch xây dựng hiện nay như gạch không nung, gạch đất nung,… Tuy nhiên, loại gạch phổ biến nhất là gạch đất nung (gạch có lỗ hoặc gạch đặc) tùy theo vị trí và nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư. Gạch xây có thể kiểm tra bằng mắt thường thông qua quan sát. Thường thì gạch tốt sẽ có hình dạng chuẩn với những góc cạnh sắc. Màu sắc các viên gạch tương đồng, giống nhau cũng là cách để đảm bảo chất lượng gạch tốt. Kinh nghiệm mua gạch bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
- Đập vỡ 1 viên gạch, nếu nó vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ thì loại gạch này có chất lượng không tốt. Nên chọn loại khi đập vỡ không quá vụn, nát.
- Đập 2 viên gạch với nhau, gạch có chất lượng tốt sẽ phát ra âm thanh dứt khoát, đanh, rõ ràng.
- Thử làm rơi viên gạch ở độ cao khoảng 1m, gạch tốt sẽ không bị vỡ.
- Ngâm viên gạch trong nước khoảng 24 giờ. Sau đó kiểm tra trọng lượng của nó. Nếu như trọng lượng viên gạch nặng thêm hơn 15% thì không nên sử dụng loại gạch này.
Gạch đất nung là vật liệu xây nhà phổ biến hiện nay
Đá
Từ lâu, con người đã biết sử dụng đá như một loại nguyên vật liệu trong việc xây dựng nên các công trình kiên cố và chắc chắn. Hiện nay, nhờ có khoa học công nghệ phát triển đá là một trong những nguyên vật liệu không thể thiếu cho việc xây dựng một công trình.
Loại đá thường được sử dụng trong xây nhà là đá 1×2, 3×4, 4×6,…Chúng là vật liệu dùng để làm tăng sức chịu tải trọng của bê tông. Tùy thuộc điều kiện xây dựng thực tế. Và nhu cầu sử dụng bê tông của công trình mà chọn loại đá cho phù hợp. Đá thường sử dụng cho bê tông hiện nay là đá 1×2, 2×3 (kích thước hạt lớn nhất từ 20 – 25mm). Trước khi đưa vào sử dụng, cần loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn để đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất.
Đá
Cát
Cát xây dựng bao gồm: cát xây, cát đúc, cát san lấp,… hoặc có thể phân biệt bằng cát đen và cát vàng. Kinh nghiệm mua cát như sau:
- Sơ bộ khi xác định cát chất lượng bằng cách lấy 1 vốc cát nắm lại. Như thế thì chất bẩn, bụi, bùn sẽ dính vào tay.
- Hàm lượng bùn và bẩn vượt quá 3% tổng lượng cát thì cần làm sạch trước khi sử dụng. Có thể kiểm tra bằng cách thả cát vào bình thủy tinh, cát sẽ lắng xuống dưới,bùn bẩn sẽ nổi lên trên, bạn sẽ kiểm tra được hàm lượng cát bẩn trong công trình. Cát chất lượng là loại cát không chứa bụi bẩn, đất sét,vỏ sò,…
- Kiểm tra cát có nhiễm phèn, nhiễm mặn hay không trước khi mua để đảm bảo chất lượng thi công của công trình tốt nhất.
- Bạn nên tìm một đơn vị cung cấp vật tư xây dựng uy tín, hoặc những đơn vị cung ứng ở gần địa điểm công trình để giảm bớt chi phí vận chuyển, hạn chế rơi vãi.
Cát
Xi măng
Xi măng là một chất gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại với nhau để hình thành đá nhân tạo (bê tông). Xi măng là thành phần quan trọng nhất trong công tác xây tô và đổ bê tông. Chọn xi măng thích hợp sẽ đảm bảo sự vững chắc cho công trình xây dựng. Bạn nên lựa chọn nhãn hiệu xi măng uy tín, có danh tiếng và được sự tin tưởng của các nhà thầu cũng như kiến trúc sư.
Xi măng
Sắt thép
Bê tông có sức chịu lực nén tốt nhưng chịu lực kéo vào lực uốn kém. Để khắc phục điều này thanh thép cần phải được đặt trong bê tông để có thêm sức chịu lực cần thiết. Do đó mới xuất hiện thuật ngữ bê tông cốt thép. Sắt thép được coi như xương sống của toàn bộ công trình. Khi kết hợp với bê tông sẽ tạo được kết cấu bê tông cốt thép chịu lực cho toàn bộ công trình từ móng, giằng, trụ cột, dầm ngang.
Tùy theo công năng sử dụng của từng loại công trình mà cần lựa chọn những loại sắt thép phù hợp tương ứng. Một kinh nghiệm nữa, bạn có thể tham khảo ý kiến từ kỹ sư xây dựng để đưa ra được cho bạn loại sắt thép phù hợp nhất đối với từng loại kết cấu công trình.
Sắt thép
Nước
Nếu bạn sử dụng nước máy từ hệ thống cấp nước thì không cần phải lo. Trường hợp bạn dùng nước giếng hay nguồn khác thì nước cần phải sạch, không có chất bẩn. Tuyệt đối không dùng nước biển, nước phèn, nước ao hồ, nước lợ, nước có váng dầu, mỡ,… để xây nhà. Bạn nên chuẩn bị nguồn nước đảm bảo để quá trình thi công không bị gián đoạn.
Cách tính vật liệu xây nhà
Bạn không nên xem thường bước tính vật liệu xây nhà. Vì bước tính toán này không những đảm bảo bạn có được một căn nhà như ý mà còn tránh được những hiện tượng chi trội không cần thiết gây lãng phí. Nhưng trên thực tế thì chi phí vật liệu xây nhà có thể bị chênh lệch tùy thuộc vào các nhà thầu khác nhau, vị trí địa lý cũng như giá cả dao độn tại từng địa phương. Đôi khi hiện tượng khan hiếm nguyên vật liệu cũng là nguyên nhân đẩy giá thành lên rất cao.
Cách tính vật liệu xây nhà qua diện tích
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tính giá thành khi xây nhà chính là diện tích thi công. Có nghĩa là bạn muốn xây bao nhiêu tầng lầu thì giá cả sẽ được nhân lên bấy nhiêu lần. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn xây thêm các khu vực phụ như sân thượng hay hiên nhà thì chắc chắn là bạn sẽ không chấp nhận chi trả với mức giá tương tự được rồi.
Công thức tính diện tích xây nhà
Để tiện tham khảo, chúng tôi xin chia sẻ với bạn một trong những cách tính diện tích phổ biến nhất hiện nay:
- Tầng trệt: 100%.
- Tầng lầu: 100%/ lầu (bao nhiêu lầu thì nhân lên bấy nhiêu).
- Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% cho mái bằng và mái ngói là 70%.
- Sân: 50%.
Cách tính chi phí vật liệu xây dựng làm móng nhà
Trước khi tính toán chi phí móng nhà bạn cần xác định được loại móng bằng phương pháp khảo sát trắc địa. Nhiều nơi dựa theo kinh nghiệm và chủ nhà biết rõ về nguồn gốc của mảnh đất mình sở hữu. Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất của một ngôi nhà vì nó chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà. Chính vì vậy, việc làm thế nào để tính toán chi phí vật liệu vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo an toàn luôn rất khó và phức tạp hơn nhiều.
Chúng tôi đưa ra công thức tính cụ thể như sau:
- Móng đơn: Bao gồm trong đơn giá xây dựng.
- Móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Móng cọc (ép tải): [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000đ] + [Hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng 1 (+ sân) x đơn giá phần thô].
- Móng cọc (khoan nhồi): [450.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng 1 (+ sân) x đơn giá phần thô].
Lưu ý: Đơn giá móng cọc và nhân công trên chỉ mang tính chất tham khảo, đơn giá này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương.
Móng nhà
Đơn giá vật liệu xây dựng tính theo 1 mét vuông
Tính theo mét vuông là cách tốt nhất để bạn có thể xác định được vật liệu xây dựng mình cần bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể tự tính toán cho toàn bộ diện tích ngôi nhà của mình.
Lưu ý: Phương pháp này bạn cần phải tính diện tích của tất cả các phòng ốc trong nhà, bao gồm cả các tầng lầu (nếu có), thậm chí còn phải tính cả mái hiên, sân thượng,… theo công thức tính phần trăm diện tích đã nêu ở trên.
– Đơn giá phần thô: 3.000.000 đồng/ m.
– Đơn giá xây dựng trọn gói chênh lệch phụ thuộc vào vật tư hoàn thiện:
- Vật tư trung bình: 4.500.000 đồng.
- Vật tư trung bình khá: 4.800.000 đồng.
- Vật tư khá: 5.200.000 đồng.
- Vật tư tốt: 5.500.000 đồng.
Ví dụ cụ thể: Nếu bạn muốn xây nhà 3 tầng gồm 1 trệt, 2 lầu trên nền diện tích 5,5 x10 m. Móng băng một phương, sử dụng mái ngói và vật tư tốt thì giá thành sẽ như sau:
+ Tính diện tích:
- Tầng trệt: 5,5 x 10 = 55 m2
- 2 lầu: 5,5 x 10 x 2 = 110 m2
- Mái ngói: 5,5 x 10 x 70% = 38,5 m2
Tổng diện tích: 55 + 110 + 38,5 = 203,5 m2
Tính chi phí:
- Móng băng một phương: 5,5 x 10 x 30% x 3.000.000đ = 49.500.000 đồng.
- Chi phí xây thô và hoàn thiện: 203,5m2 x 5.500.000đ = 1.119.250.000 đồng.
Tổng chi phí: 49.500.000đ + 1.119.250.000 = 1.168.750.000 đồng.
Lưu ý: Đơn giá trên chỉ mang tính tham khảo, tùy thuộc vào từng vùng mà đơn giá có thể khác nhau. Bên cạnh đó, nếu thi công trên nền đất yếu thì giá cũng sẽ tăng lên.
Cách tính vật liệu xây nhà cấp 4
Trong thời điểm mà giá cả bất động sản tăng cao như hiện nay. Nhà cấp 4 là lựa chọn tốt nhất khi chúng ta xây dựng cho mình một căn nhà giá rẻ mà vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Cách tính diện tích nhà cấp 4
Phương pháp tính mét vuông sàn xây dựng nhà cấp 4 như sau:
- Sân trước và sau nhà: Thường tính 50% diện tích hoặc 50% đơn giá thôi.
- Ban công hoặc sân thượng: Thường tính 50% diện tích.
- Móng nhà: Có 1 số nhà thầu tính 30% diện tích và có nhà thầu không tính, cái này cần hỏi rõ.
- Mái nhà bê tông: Nhà thầu tính từ 30 – 50% diện tích không giống nhau
- Mái tôn: Có nhà thầu tính 50% diện tích có nhà thầu tính 30%. Hoặc nhà thầu tính theo độ dốc sẽ nhiều hơn.
Cộng tổng diện tích nhân với đơn giá sẽ có tổng số tiền. Đây là kết quả cuối cùng quan trọng nhất.
Tổng diện tích = (diện tích xây dựng nhà) x 1.3
Diện tích xây dựng nhà là diện tích bên trong được bao bọc bởi tường.
Hệ số 1.3 chính là cách tính tiền của từng nhà thầu. Nhưng chung quy lại nhân hệ số 1.3 là dể tính nhất.
Nếu bạn có làm gác lửng thì dự toán cần cộng thêm diện tích gác lửng vào.
Ví dụ cụ thể:
- Diện tích đất nhà bạn ngang 5,5 m, sâu 20 m: 5,5×20=110 m2
- Bạn chừa sân trước 3 m, sân sau 1m, còn lại chiều sâu nhà là 16 m
- Diện tích xây còn lại của bạn sẽ là 5×16=88 m2
- Với diện tích xây dựng là 88 m2 bạn có thể làm được nhà 1 tầng với 2 phòng ngủ, phòng khách, bếp, vệ sinh.
- Diện tích tính tiền là: 88×1.3=114.4 m2 .
Các khai toán sau sẽ lấy theo ví dụ trên để tính.
Chi phí nhân công xây nhà cấp 4 1 tầng:
- Đơn giá nhân công dao động từ 1.3-1.5 triệu/m2
- Chi phí nhân công trung bình: 1.4 triệu x 114,4m2 = 160,16 triệu
Đây chỉ là giá nhân công, còn tất cả vật liệu bạn tự mua.
Chi phí xây nhà cấp 4 phần thô + nhân công hoàn thiện
- Đơn giá dao động từ 2.8-3 triệu/m2
- Chi phí trung bình: 2.9triệu x 114,4m2 = 331,76 triệu
Đây chỉ là tất cả tiền công, tiền vật liệu thô như : sắt, thép, đá, cát, gạch, xi măng và điện nước,…. Không bao gồm vật tư hoàn thiện như: Gạch ốp lát, đá granite, sơn nước, trần thạch cao,…)
Chi phí xây nhà cấp 4 trọn gói:
- Đơn giá dao động từ 4-5 triệu/ m2
- Chi phí trung bình: 4.5triệu x 104 m2 = 468 triệu
Đây là tất tần tật chi phí để hoàn thiện ngôi nhà chỉ dọn vào ở. Không bao gồm bàn ghế, tủ giường, tivi tủ lạnh máy giặt,…tóm lại không bao gồm nội thất rời.
Ví dụ thêm bạn chỉ cần 1 phòng ngủ, diện tích xây dựng 66 m2 thì chi phí là: 65×1.3×4.5 triệu= 386,1 triệu.