Có nên sử dụng tấm tường bê tông nhẹ xây nhà

Hiện nay vật liệu nhẹ ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Lựa chọn tấm bê tông nhẹ làm tường hay gạch truyền thống? Là điều mà nhiều người quan tâm. Vậy hãy cùng bài viết sau tìm hiểu, phân tích để có thể đưa ra một lựa chọn đúng đắn nhất nhé.

Tấm bê tông nhẹ làm tường là gì

Tấm bê tông nhẹ làm tường là loại vật liệu nhẹ được sản xuất từ xi măng, cát, cốt liệu nhẹ Polystyrene. Hay còn gọi là EPS – Expanded Polystyrene Beads, nước và phụ gia đặc biệt theo công nghệ Pháp.

Tấm bê tông nhẹ làm tường

Tấm bê tông nhẹ làm tường

Hạt EPS là hạt tạo rỗng, có dạng hình cầu, không độc hại, không thấm nước. Khối lượng thể tích hạt rất thấp chỉ khoảng 35kg/m3. Cốt liệu nhẹ trong bê tông Polysterene là sản phẩm của quá trình phồng nở của hạt EPS này.

Có cấu tạo 3 lớp, 2 lớp bên ngoài là tấm xi măng cốt sợi cứng chịu nước, lớp giữa là bê tông Polysterene. Tường làm bằng vật liệu này cũng không cần trát và làm lanh tô cửa. Vì thế sẽ tăng tiến độ thi công nhanh gấp 4-5 lần. Bên cạnh ứng dụng làm tường, sản phẩm còn được ứng dụng làm sàn chịu lực cho các công trình xây dựng.

Cùng với bê tông nhẹ hay gạch siêu nhẹ những sản phẩm này ngày càng được ứng dụng nhiều cho các công trình. Chúng được coi là những vật liệu xanh trong ngành xây dựng hiện nay.

So sánh tấm tường bê tông nhẹ với tường gạch truyền thống

Tấm bê tông nhẹ thường có kích thước chiều rộng, chiều cao khá lớn so với các loại gạch thông thường. Còn gạch lỗ là vật liệu đã quá quen thuộc với chúng ta, chúng được nung từ đất trong các lò sản xuất quy mô lớn.

Vậy giữa 2 loại vật liệu xây tường này có những điểm gì khác nhau? Hãy cùng chúng tôi so sánh qua tiêu chí sau.

tường bê tông nhẹ

So sánh tường bê tông nhẹ và tường gạch

1/ Cách thi công

Cách thi công tấm bê tông nhẹ làm tường

Cách thi công tấm bê tông nhẹ làm tường lại khác hoàn toàn với cách xây tường gạch. Thợ thi công sẽ lắp ghép các tấm tường với nhau, sau đó xử lý mối nối bằng loại keo gắn kết đặc biệt. Tường sau khi thi công xong không cần chát lại, có thể sơn, lát gạch luôn như tường gạch thông thường.

Cách thi công tường gạch

Cách thi công tường gạch quen thuộc là thợ xây sẽ sử dụng vữa trộn từ xi măng, cát để xây từng viên gạch thành 1 bức tường. Sau khi xây xong tường mới tiến hành chát, công đoạn chát tường khá tốn kém về mặt thời gian.

Thời gian thi công của tấm tường bê tông nhẹ nhanh hơn nhiều lần so với tường gạch. Bởi tường bê tông có thể bỏ qua công đoạn chát tường.

2/ Khối lượng tường sau khi thi công

Tấm tường bê tông nhẹ thậm chí là siêu nhẹ vì có thể nổi trên mặt nước. Nên chắc chắn về trọng lượng hẳn nó nhẹ hơn rất nhiều so với tường gạch. Thông thường cứ 1m2 tường nhẹ sẽ nhẹ hơn khoảng 6 lần so với 1m2 tường gạch truyền thống. Thông thường, tường gạch sẽ dày gấp đôi tường nhẹ.

Tường bê tông nhẹ

Tường bê tông nhẹ có trọng lượng siêu nhẹ nổi được trên mặt nước

Nền móng khi xây nhà bằng tường nhẹ sẽ được giảm đi nhiều áp lực. Do đó các công trình xây trên nền móng yếu. Thì loại tường này đáng được sử dụng hơn nhiều so với tường gạch để đảm bảo công trình có độ bền, tuổi thọ tối ưu nhất.

3/ Độ bền, khả năng chịu lực, tính cách nhiệt, cách âm

Tuy là tường bê tông nhẹ nhưng lại có thể chịu được lực 50 – 80 kg. Trong khi đó tường gạch truyền thống chỉ có thể chịu được khối lượng từ 30 – 40kg. Trọng lượng nhẹ hơn nhưng độ bền và khả năng chịu lực của tấm tường bê tông nhẹ lại tốt hơn tường gạch rất nhiều.

Tấm tường bê tông nhẹ chống cháy, cách âm tốt

Tấm tường bê tông nhẹ chống cháy, cách âm tốt

Do được sản xuất bằng các chất liệu, phụ gia đặc biệt. So với tường gạch truyền thống tường bê tông nhẹ không hấp thụ nhiệt. Không truyền nhiệt và có khả năng chống nóng tốt hơn nhiều. Hơn thế nữa tính năng cách âm của tường nhẹ cũng tốt hơn tường gạch. Rất phù hợp cho các công trình xây tại khi dân dư đông đúc.

Tấm tường bê tông nhẹ có thể chịu được nguồn nhiệt cao trong thời gian dài, chống cháy dọc, ngang từ đó chứng minh được khả năng chống cháy tối ưu của mình.

Điều cần lưu ý khi sử dụng tấm tường bê tông nhẹ xây nhà

Xây tường nhẹ có rất nhiều lợi ích và hiện đang trở thành xu thế mới trong xây dựng. Tuy nhiên, nếu đã xác định xây tường bằng tấm bê tông nhẹ. Bạn cần nắm vững một số điều sau.

1/ Tấm tường bê tông nhẹ thay thế được 100% tường gạch

Nhiều người nghĩ tường bê tông nhẹ chỉ làm tường ngăn như các loại vách ngăn thạch cao thông thường. Nhưng đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Tấm tường bê tông nhẹ có thể thay thế 100% tường gạch kể cả khi xây tường bao hay tường ngăn. Bạn cần biết điều này để lên kế hoạch xây nhà và dự tính chi phí chuẩn xác.

Xây nhà bê tông nhẹ

Xây nhà bê tông nhẹ đang là xu hướng mới của thời đại

Tấm tường bê tông nhẹ được sản xuất từ những vật liệu có sẵn như đá nghiền, cát, xi măng…không sử dụng phụ gia độc hại. Có kích thước đa dạng phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Quy cách thi công tường nhẹ là lắp ghép, các tấm được lắp ghép với nhau. Và được xử lý mối nối bằng keo chuyên dụng, cực chắc chắn, bền bỉ, khô ngay sau khi xử lý.

2/ Nên kết hợp với hệ khung thép và sàn bê tông nhẹ

Tuy không bắt buộc, nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia xây dựng. Khi lựa chọn tường nhẹ làm nhà, bạn nên thi công cùng sàn bê tông siêu nhẹ.

Thi công tấm tường bê tông nhẹ bắt buộc sẽ phải làm nhà khung thép tiền chế. Thay cách đổ cột bê tông thông thường bằng cách lắp ghép hệ khung thép tiền chế. Cách thi công này vừa nhanh, vừa tiết kiệm thời gian lại vẫn đảm bảo độ bền. Khả năng chịu lực không thua kém so với cột bê tông truyền thống.

tường bê tông nhẹ

Nhà khung thép, sàn bê tông nhẹ và tường bê tông nhẹ được nhiều nhà thầu tin tưởng lựa chọn

Bộ 3 nhà khung thép, sàn bê tông nhẹ và tường bê tông nhẹ đúc sẵn. Hiện đang rất được ưa chuộng sử dụng tại tất cả các công trình lớn nhỏ. Được các chủ đầu tư uy tín nhất tin dùng. Vì vậy nếu gia đình bạn muốn xây nhà nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí. Thì lựa chọn 3 sản phẩm này là một phương án tối ưu.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu hết về tấm bê tông nhẹ làm tường. Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm một lựa chọn mới khi muốn xây dựng bất kỳ công trình nào. Chúc bạn thành công.

 

Leave a Reply