Tiêu chuẩn của mác vữa cán nền và công thức trộn vữa cán nền chất lượng

Cán nền là một trong những công đoạn quan trọng trong xây dựng các công trình. Nền nhà có đẹp và bằng phẳng, chất lượng có đạt tiêu chuẩn hay không phụ thuộc rất lớn vào công đoạn trộn vữa. Cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về vữa cán nền, các tiêu chuẩn của mác vữa cán nền chất lượng và tỷ lệ trộn vữa đúng tiêu chuẩn nhé!

Tìm hiểu về vữa cán nền  

Vữa cán nền là gì? Người ta thường dùng vữa cán nền mác bao nhiêu trong xây dựng các công trình.

1/ Vữa cán nền là gì?           

vữa cán nền là gì

Tìm hiểu vữa cán nền là gì?

Vữa cán nền hay mác vữa cán nền là một hỗn hợp được trộn bởi các nguyên liệu khác nhau theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này sẽ thay đổi để phù hợp với từng yêu cầu và từng công trình cụ thể.

Trong vữa cán nền thì 2 nguyên liệu không thể thiếu là xi măng và nước. Ngoài ra có thể trộn thêm cát, đá, phụ gia.. tùy theo yêu cầu. Sau đó, các nguyên liệu này được trộn đều theo trình tự các bước. Sao cho khi trộn sẽ tạo ra thành phẩm là mác vữa cán nền. Đảm bảo được yêu cầu chất lượng về tính cứng rắn, kết dính,.. theo tiêu chuẩn.

2/ Vữa cán nền mác bao nhiêu?                

vữa cán nền mác bao nhiêu

Mác vữa sẽ tùy theo yêu cầu của từng công trình

Khi nói đến mác vữa là nói đến khả năng chịu nén của mẫu vữa đó. Chính vì vậy tùy theo từng yêu cầu của công trình mà người thi công sẽ trộn vữa theo loại mác nào.

Cần tính toán tỷ lệ hợp lý để phù hợp với điều kiện sử dụng.

Thông thường các công trình nhà dân dụng sẽ dùng loại mác vữa 50. Có khả năng chịu lực tương đối.

Còn những công trình cần độ chịu lực tốt thì thường dùng loại vữa xây mác 75. Hoặc mác 100.

Tiêu chuẩn của mác vữa cán nền chất lượng     

Một hỗn hợp mác vữa cán nền chất lượng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về độ bám dính, tính chống thấm và có cường độ chịu lực cao     

1/ Tính bám dính

Độ bám dính là yếu tố đầu tiên để đánh giá chất lượng của mác vữa cán nền. Vữa cán nền khi khô yêu cầu phải có độ bám vào nền và liên kết được với những vật liệu khác.

tính bám dính

Vữa cán nền khi khô yêu cầu phải có độ bám dính

Nếu như vữa quá lỏng hoặc quá đặc thì sẽ không đảm bảo được độ bám dính tốt. Hậu quả là lớp nền sẽ dễ bị bong tróc và không được mịn.

Tính bám dính bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu và tỷ lệ trộn vữa. Muốn vữa có độ bám dính tốt thì cần đong các nguyên liệu một cách chính xác theo tiêu chuẩn. Do đó người trộn vữa cần cẩn thận trong công đoạn phối trộn mác vữa cán nền.

2/ Tính chống thấm      

Tính chống thấm là một yếu tố vô cùng quan trọng khi đánh giá chất lượng của vữa cán nền. Nhất là đối với nền nhà ở khu vực phòng tắm hoặc sân thượng.

tính chống thấm

Khả năng chống thấm cũng là yếu tố quan trọng khi đánh giá vữa cán nền

Nếu mác vữa không có khả năng chống thấm thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cả công trình. Hậu quả là gây ra tình trạng nứt sàn, trần, gây rò rỉ nước và làm giảm tuổi thọ của công trình.

Muốn kiểm tra xem mác vữa cán nền có tính chống thấm tốt hay không. Chỉ cần thực hiện thao tác đo áp lực nước tác động lên lớp nền. Độ dày nền để đo không quá 2 cm, tăng áp lực nước theo giờ (từ 0,5 atm – 1 atm – 1,5 atm- 2 atm,…)

3/ Cường độ chịu lực    

Một lớp nền chất lượng phải có được tính chịu lực tốt. Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi trộn mác vữa cán nền.

cường độ chịu lực

Lớp nền đạt chất lượng phải có được độ chịu lực tốt

Vữa khi trộn xong sẽ khô và rắn lại. Và có khả năng chịu các lực tác động mạnh lên nó. Khả năng chịu lực được đo bằng độ chịu lực. Đơn vị tính là daN/cm2  hay kN/cm2.

Tùy theo yêu cầu của mỗi công trình mà nên chọn đúng loại mác vữa cán nền phù hợp. Giúp lớp nền được bền bỉ, tăng tuổi thọ của công trình.  

Tỷ lệ trộn mác vữa cán nền   

Tỷ lệ trộn vữa cán nền rất quan trọng, nó giúp công trình đạt được độ bám dính, chống thấm và có khả năng chịu lực tốt.

1/ Công thức trộn xi măng với cát   

Tùy theo quy mô của từng công trình mà áp dụng biện pháp trộn bằng thủ công hoặc bằng máy. Quy định mỗi bao xi măng sẽ có khối lượng là 50 kg, cát dùng để trộn sẽ được sàng lọc kỹ.

trôn xi măng với cát

Công thức khi trộn xi măng với cát

Công thức trộn theo tiêu chuẩn của hãng:

Với loại mác vữa 200 kg. cm2 : 1 xi măng + 4 cát + 6 nước

Với loại mác vữa 250 kg. cm2 : 1 xi măng + 3 cát + 5 nước

Với loại mác vữa 300 kg. cm2 : 1 xi măng + 2 cát + 4 nước

Các bước trộn: cho xi măng vào cát theo tỷ lệ 1:4, đảm bảo trộn đều tay. Sau đó cho nước vào hỗn hợp trên rồi đảo đều.

2/ Công thức trộn xi măng với nước

Đối với các công trình yêu cầu mác vữa nát lền chỉ cần bao gồm xi măng với nước thì công thức và cách trộn sẽ đơn giản hơn.

trộn xi măng với nước

Công thức chuẩn khi trộn xi măng với nước

Thông thường với 1 bao xi măng 50 kg thì khi trộn sẽ cần 12 lít nước. Trong quá trình trộn cần đảo đều tay, có thể linh động thêm cát để tạo thành hỗn hợp sệt.

Người trộn nên lưu ý tính toán tỷ lệ nước phù hợp với nhiệt độ và độ ẩm. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mác vữa cán nền. Nếu vữa quá khô thì sẽ có độ kết dính tốt hơn nhưng khó xây. Vữa ướt giúp người thi công xây nhanh và dễ dàng hơn

Do vậy, khi trộn trong thời tiết ẩm ướt thì có thể bớt nước đi. Ngược khi trộn trong thời tiết nắng nóng thì cần thêm nước.

Bảng tra định mức vữa cán nền      

Định mức nguyên liệu khi sử dụng 2 loại xi măng PCB30 và PCB40 để tạo ra từng loại mác vữa cụ thể như sau:

1/ Sử dụng xi măng PCB30

Bảng tra định mức vữa cán nền trong trường hợp sử dụng nguyên liệu là xi măng PCB30

Loại vữa Mác vữa Vật liệu dùng cho 1m3 vữa
Xi măng (kg) Vôi cục (kg) Cát (m3) Nước (lít)
Vữa tam hợp cát vàng (M>2) 10

25

50

75

100

65

112

207

291

376

107

97

73

50

29

1,15

1,12

1,09

1,07

1,04

200

200

200

200

200

Vữa tam hợp cát mịn (M = 1,5 – 2,0) 10

25

50

75

71

121

225

313

104

91

66

44

1,13

1,10

1,07

1,04

210

210

210

210

Vữa tam hợp cát mịn (M = 0,7 – 1,4) 10

25

50

80

138

256

101

84

56

1,10

1,07

1,04

220

220

220

Vữa xi măng  cát vàng (M>2) 25

50

75

100

125

116

213

296

385

462

1,16

1,12

1,09

1,06

1,02

260

260

260

260

260

Vữa xi măng cát mịn (M = 1,5 – 2,0) 25

50

75

100

124

230

320

410

1,13

1,09

1,06

1,02

260

260

260

260

Vữa xi măng cát mịn (M = 0,7 – 1,4) 25

50

75

142

261

360

1,10

1,06

1,02

260

260

260

2/ Sử dụng xi măng PCB40

Bảng tra định mức vữa cán nền trong trường hợp sử dụng nguyên liệu là xi măng PCB40

Loại vữa Mác vữa Vật liệu dùng cho 1m3 vữa
Xi măng (kg) Vôi cục (kg) Cát (m3) Nước (lít)
Vữa tam hợp cát vàng (M>2) 25

50

75

100

125

86

161

223

291

357

83

69

56

42

29

1,14

1,12

1,09

1,07

1,05

200

200

200

200

200

Vữa tam hợp cát mịn (M = 1,5 – 2,0) 25

50

75

100

93

173

242

317

81

64

51

36

1,12

1,09

1,07

1,05

210

210

210

210

Vữa tam hợp cát mịn (M = 0,7 – 1,4) 25

50

75

106

196

275

76

58

42

1,09

1,06

1,04

220

220

220

Vữa xi măng  cát vàng (M>2) 25

50

75

100

125

150

88

163

227

297

361

425

1,17

1,14

1,11

1,09

1,06

1,04

260

260

260

260

260

260

Vữa xi măng cát mịn (M = 1,5 – 2,0) 25

50

75

100

96

176

247

320

1,15

1,11

1,09

1,06

260

260

260

260

Vữa xi măng cát mịn (M = 0,7 – 1,4) 25

50

75

100

108

200

278

359

1,11

1,08

1,05

1,02

260

260

260

260

Trên đây là những kiến thức cơ bản về mác vữa cán nền. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về tiêu chuẩn và công thức trộn mác vữa cán nền đúng chuẩn.

Leave a Reply