Bê tông nhẹ là gì? Sử dụng bê tông nhẹ có tốt không

Vật liệu nhẹ đang được ưa chuộng và sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đối với nhiều người loại vật liệu này vẫn còn khá xa lạ. Vậy bê tông nhẹ là gì? Bê tông nhẹ giá bao nhiêu? Loại vật liệu này có thực sự tốt? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về loại bê tông đặc biệt này nhé.

Bê tông nhẹ là gì

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì bê tông nhẹ là kiểu trần bê tông được sử dụng để làm trần nội, ngoại thất trong xây dựng. Tuy nhiên khác với kiểu trần đổ bê tông cốt thép truyền thống, trọng lượng của loại bê tông này rất nhẹ.

bê tông nhẹ là gì

Tìm hiểu bê tông nhẹ là gì

1/ Thành phần của bê tông nhẹ

Thành phần của bê tông nhẹ gồm keramzit là những viên đất sét nung đông nở, xi măng và cát. Cốt liệu nhẹ (keramzit) giúp giảm được nhiều khối lượng của bê tông tới 1200 – 1900 kg/m3 tùy theo mác của bê tông (so với 2500 kg/m3 của bê tông thường).

Với công thức đặc biệt, bê tông nhẹ có cường độ khá cao tới 40 Mpa trong điều kiện thi công bình thường và cao hơn trong điều kiện thi công đặc biệt. Kết hợp 2 đặc tính là khối lượng nhẹ và cường độ cao. Tạo ra cho kết cấu bê tông rất mỏng có thể tới 3 cm.

Do đó, bê tông nhẹ trên cơ sở vật liệu trong nước có thể được sử dụng để chế tạo các bộ phận công trình cầu như bản mặt cầu, dầm cầu. Giúp giảm được tĩnh tải bản thân của công trình.

2/ Phân loại bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ được phân loại dựa theo 3 tiêu chí gồm: dạng chất kết dính, dạng cốt liệu và khối lượng thể tích. Sau đây là chi tiết các loại bê tông nhẹ được phân loại theo từng tiêu chí:

Phân loại bê tông nhẹ

Phân loại bê tông nhẹ

 Dựa theo dạng chất kết dính 

  • Bê tông xi măng
  • Bê tông silicat
  • Bê tông thạch cao
  • Bê tông polime
  • Bê tông dùng chất kết dính hỗn hợp
  • Bê tông dùng chất kết dính đặc biệt

Dựa theo dạng cốt liệu

  • Bê tông cốt liệu đặc
  • Bê tông cốt liệu rỗng
  • Bê tông cốt liệu đặc biệt

Dựa theo khối lượng thể tích

  • Bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500kg/m3
  • Bê tông nặng: pv = 2.200kg/m3 – 2.500kg/m3
  • Bê tông tương đối nặng: pv = 1.800kg/m3 – 2.200kg/m3
  • Bê tông nhẹ: pv = 500kg/m3 – 1.800kg/m3
  • Bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500kg/m3

Sử dụng bê tông nhẹ có tốt không

Khi nghe đến cái tên bê tông nhẹ chắc hẳn nhiều người không khỏi thắc mắc liệu rằng bê tông nhẹ có tốt không? Được ứng dụng ra sao? Vậy thì hãy tìm câu trả lời sau đây xem thế nào nhé.

Bê tông nhẹ có nhiều ưu điểm

Bê tông nhẹ có nhiều ưu điểm tuyệt vời

1/ Ưu điểm của bê tông nhẹ

– Bê tông nhẹ có chất lượng ổn định do các cấu kiện trong quá trình sản xuất được giám sát chặt chẽ, kiểm tra từng khâu như: chọn vật liệu, thi công, xác nhận sản phẩm khi xuất xưởng…

– Quá trình thi công và vận chuyển cũng dễ dàng hơn do các cấu kiện đều nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và có thể mang vác thủ công lên cao hay di chuyển vào các ngõ ngách.

– Loại bê tông này phù hợp cho các công trình sửa chữa, thay thế sàn gỗ, cải tạo, cơi nới mà nền móng yếu

– Thời gian thi công bê tông nhẹ cũng nhanh chóng, gọn gàng và sạch sẽ.

– Thời gian bảo dưỡng bê tông ngắn nên rút ngắn thời gian chờ đợi để làm công việc tiếp theo.

– Bê tông nhẹ có độ phẳng và nhám cao nên dễ trát, khả năng cách âm và cách nhiệt cao nên không lo làm ảnh hưởng tiếng ồn xuống các tầng dưới.

2/ Ứng dụng bê tông nhẹ trong xây dựng

Khả năng ứng dụng thực tế trong xây dựng của các loại bê tông nhẹ rất đa dạng. Cụ thể bê tông nhẹ được dùng phổ biến ở các loại công trình:

ứng dụng bê tông nhẹ

Ứng dụng trong xây dựng của bê tông nhẹ

  • Kết cấu bê tông để làm tường, móng, dầm, cột, sàn
  • Công trình xây đập, xây kè
  • Các công trình dẫn nước
  • Làm mặt đường, sân bay, lát vỉa hè…
  • Công trình có kết cấu bao che

Như vậy với đặc tính vượt trội, loại vật liệu này giúp việc thiết kế, thi công các công trình cao tầng, hoặc sửa các công trình cũ được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều. Bê tông nhẹ là loại vật liệu có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn xây dựng.

Cùng với bê tông nhẹ bên cạnh đó còn có gạch bê tông siêu nhẹ cũng là một loại vật liệu có nhiều ưu điểm và rất được ưa chuộng hiện nay. Loại gạch này đang được ưu tiên đưa vào ứng dụng cho nhiều công trình xây dựng lớn, nhỏ khác nhau.

Một số sản phẩm từ bê tông nhẹ

1/ Bê tông nhẹ bọt xốp

Bê tông nhẹ bọt xốp được tạo nên do quá trình cứng rắn hay hóa hợp thủy nhiệt của hỗn hợp xi măng. Khi hỗn hợp hay chất kết dính vôi và cát được trộn đều với nước để tạo rỗng sau đó sẽ được trộn đều với các vi cốt liệu để tạo sự liên kết.

Bê tông nhẹ bọt xốp

Bê tông nhẹ bọt xốp

Bê tông bọt nhẹ xốp bao gồm các cốt liệu thô và mịn, có trọng lượng nhẹ và nó khác với bê tông truyền thống chính là bởi phương pháp sản xuất.

Có thể nói bê tông nhẹ bọt xốp có khá nhiều ưu điểm khác nhau như trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt chống nóng khá tốt, tiết kiệm vật liệu và thời gian xây dựng, có khả năng chống thấm và chống rung khá tốt… vì thế mà chúng ta có thể sử dụng cho nhiều công trình.

2/ Bê tông nhẹ eps

Bê tông nhẹ eps là tấm bê tông bằng xi măng. Là vật liệu xây dựng, nhẹ và có cấu tạo gồm 3 lớp. Trong đó 2 lớp bề mặt ngoài là tấm cement board chịu nước chịu lực và rất láng mịn. Ở giữa cấu tạo là hỗn hợp bê tông hạt xốp eps.

 bê tông nhẹ eps

Sàn bê tông nhẹ eps có nhiều ưu điểm

Sản phẩm được ra đời nhằm thay thế làm sàn bê tông truyền thống. Được ứng dụng làm lót sàn, vách ngăn, trần, trang trí nội, ngoại thất, thay thế cho các vật liệu truyền thống. Với nhiều đặc điểm nổi bật như chống ẩm mốc chịu nước, độ bên cao theo thời gian.

Bê tông nhẹ eps được sử dụng linh hoạt và hiệu quả tại các vị trí sàn cho các căn hộ nhà ở, khách sạn, văn phòng, nhà chung cư, sàn giá đúc nhà thép​, sàn nhẹ phòng karaoke, sàn nâng nhà xưởng.

3/ Bê tông nhẹ chịu lực

Bê tông nhẹ chịu lực hay còn gọi là tấm xi măng cemboard. Tấm cemboard là tấm bê tông nhẹ đúc sẵn làm theo một kích thước độ dày tiêu chuẩn do nhà sản xuất đề ra. Sản phẩm này được làm từ những vật liệu hoàn toàn tự nhiên không chất độc hại, là vật liệu xanh trong ngành xây dựng của thế kỷ 21.

Bê tông nhẹ chịu lực

Bê tông nhẹ chịu lực được ứng dụng cho nhiều công trình

Với những ưu điểm cũng như ứng dụng dễ dàng trong thi công, bê tông nhẹ chịu lực đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong xây dựng. Đặc biệt, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng loại vật liệu này xây dựng cho các công trình trên nền đất yếu, nhất là trong phố cổ.

Bê tông nhẹ giá bao nhiêu

Bê tông nhẹ với nhiều ưu điểm nổi trội cùng với tính ứng dụng cao khiến cho bạn muốn làm sàn bê tông nhẹ, đổ trần bê tông nhẹ. Tuy nhiên bạn đang thắc mắc giá của loại vật liệu này. Sau đây là bảng giá thi công của loại vật liệu này cho bạn tham khảo.

STT SÀN DẦM P113 DẦM P114
1 Sàn tầng 2 (H≤4m) 630.000đ/m2 650.000đ/m2
2 Sàn tầng 3 (H≤8m) 640.000đ/m2 660.000đ/m2
3 Sàn tầng 4 (H≤12m) 660.000đ/m2 680.000đ/m2

 

Bê tông nhẹ giá bao nhiêu

Bê tông nhẹ giá bao nhiêu

Trên đây là toàn bộ thông tin về bê tông nhẹ. Hi vọng sau khi tìm hiểu về loại vật liệu này đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích giúp bạn hiểu thêm về một loại vật liệu đặc biệt này. Nếu bạn đang có ý định xây dựng bất kỳ một công trình nào đừng ngại mà hãy lựa chọn loại vật liệu tuyệt vời nhé.

 

Leave a Reply